Hình ảnh Phobos Grunt chụp từ Trái đất. Ảnh: BBC. |
Tàu vũ trụ không người lái này bị mắc kẹt trên quỹ đạo quanh trái đất hồi tháng 11 sau khi không thể tạo phản ứng nổ để đưa tàu đi lên độ cao 4000km và đẩy tàu đi theo đường bay về phía sao Hoả.
Cơ quan này cho biết họ hi vọng những nhiên liệu độc hại trên tàu sẽ bị đốt cháy khi nó tiến vào bầu khí quyển nhưng 20 tới 30 mảnh vỡ của tàu sẽ rơi xuống mặt đất.
Theo như BBC cho biết thì hiện tại cơ quan vũ trụ của Nga đã tính toán được khoảng thời gian rơi của con tàu này là từ 6 đến 19 tháng 1 và khoảng thời gian này sẽ chính xác hơn khi tàu tiến gần đến trái đất.
Các nhà khoa học nghiệp dư và chuyên nghiệp trên toàn thế giới cũng sẽ lập mô hình để tính toán chính xác thời gian và địa điểm tàu rơi xuống. Tàu Phobos-Grunt hiện đang di chuyển xung quanh trái đất ở điểm cận địa là 201 km và viễn địa là 275 km. Vĩ độ tối đa của nó là 51 độ vĩ bắc và 51 độ vĩ nam, bao quanh 1 khu vực bắc bán cầu trong đó có nước Anh và nam bán cầu là thành phố Punta Arenas của Chile.
Khối lượng của tàu lúc phóng là khoảng 13 tấn, hầu hết trong số đó đều là nhiên liệu như UDMH hay DTO. Đây đều là những hoá chất cực kỳ độc hại và giới chức Nga hi vọng nó sẽ bị tiêu huỷ khi rơi vào bầu khí quyển. Với hơn 70 % bề mặt trái đất là nước, các mảnh vỡ có nhiều khả năng sẽ rơi xuống đại dương. Cơ quan vũ trụ của Nga cũng hi vọng chỉ có khoảng 200 kg mảnh vỡ rơi xuống.
Tàu Phobos-Grunt được thiết kế để đáp lên một trong 2 mặt trăng của sao hoả là Phobos, với nhiệm vụ là thu thập các mẩu đá và mang chúng về trái đất. Cuộc thám hiểm này sẽ cho chúng ta 1 cái nhìn thấu đáo về nguồn gốc của mặt trăng Phobos đường kính 27 km và môi trường của hành tinh mà nó đang quay xung quanh. Sứ mệnh lần này của tàu cũng rất đáng chú ý vì vệ tinh do thám sao Hoả đầu tiên của Trung Quốc Yinghuo-1 cũng “đi nhờ” con tàu này và cũng sẽ quay về trái đất cùng với tàu Phobos-Grunt.
Phúc Nguyễn