Các tấm pin mặt trời trong tương lai được thay thế bằng ‘sơn mặt trời’. Ảnh: Getty Images. |
Chẳng hạn, một ngôi nhà cần khoảng 87 m2 tấm pin năng lượng mặt trời để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt. Chi phí đầu tư ban đầu khoảng 10.000 bảng. Thậm chí, những gia đình muốn sử dụng các thiết bị có công suất cao như điều hòa nhiệt độ cần phải đầu tư thêm nữa.
Nhưng chi phí sản xuất điện từ năng lượng Mặt trời có thể rẻ đi nhiều trong tương lai, nhờ một loại ‘sơn Mặt trời’ được phát triển bởi nhà khoa học thuộc trường đại học Notre Dame. Dung dịch sơn này bao gồm các hạt tinh thể bán dẫn titanium ôxít - có đường kính từ 2 đến 10 nanomet - được trộn lẫn với chất màu, nước và cồn trông như sơn tường bình thường.
‘Sơn Mặt trời’ có thể được phủ lên bất cứ bề mặt nào và có thể tạo ra điện từ ánh nắng mặt trời. Trong những thí nghiệm được tiến hành, các nhà khoa học nhận thấy rằng hiệu suất sản xuất điện của loại ‘sơn mặt trời’ mới chỉ đạt 1%, thấp hơn 1/10 so với hiệu suất của các tấm pin mặt trời tiêu chuẩn hiện nay. Tuy vậy, nhóm nghiên cứu tin rằng hiệu suất có thể được cải thiện trong tương lai.
“Chúng tôi muốn tạo ra một cuộc cách mạng trong việc sản xuất điện năng lượng mặt trời, bằng cách tạo ra vật liệu mới với các hạt nano siêu nhỏ thay cho công nghệ tấm pin mặt trời bằng silicon hiện nay. Chúng tôi có thể sơn loại vật liệu này lên bất cứ bề mặt nào với chi phí rất thấp”, tiến sĩ Prashant Kamat, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên Daily Mail.
Hiện tại, các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu để tạo ra loại ‘sơn mặt trời’ bền vững hơn với nhiều thành phần cấu tạo khác nhau và đồng thời tìm cách nâng cao hiệu suất của loại vật liệu mới này.
Hà Hương