Một quần thể cá heo Irrawaddy quý hiếm với khoảng 20 con vừa được ghi nhận tại vùng biển quanh quần đảo Bà Lụa, thuộc Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang.

Đây được xem là phát hiện quan trọng về vùng phân bố mới của loài cá đặc biệt này. Quần thể mới phát hiện có vùng phân bố hoàn toàn tách biệt với các quần thể cá heo Irrawady đã được ghi nhận tại hồ ven biển Songkhla (Thái Lan) và thượng nguồn lưu vực sông Mê Kông.

Cá heo Irrawaddy.
Theo Trung tâm Đa dạng sinh học và phát triển, Viện Sinh học Nhiệt đới, mặc dù chưa có số liệu chính thức, lượng cá thể cá heo Irrawaddy ghi nhận lần này tương đối lớn. Các nghiên cứu trước đó tại vùng eo biển Malamyapa cũng như ở sông Mê Kông cũng chỉ ghi nhận các bầy có kích thước nhỏ, khoảng 7 - 10 cá thể.

Irrawaddy có tên khoa học là Orcaella brevirotis, họ cá heo (Delphinidae), bộ thú biển (Cetartiodactyla), thường được biết đến với tên cá heo sông. Đánh giá chung tình trạng, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) đã xếp loài này vào bậc Sẽ nguy cấp (Vulnareble).

Ở Việt Nam, đến nay có rất ít thông tin về cá heo Irrawaddy. Sách đỏ Việt Nam cũng không hề đề cập đến loài thú biển này do thiếu thông tin về tình trạng cũng như vùng phân bố.

Trước đó, hồi cuối tháng 12, một quần thể hàng trăm chim giang sen (tựa như sếu đầu đỏ, là loại động vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam) đã xuất hiện tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.

Hải Tâm (tổng hợp)

Nọc nhện mạnh và tốt hơn Viagra
Các nhà nghiên cứu trường ĐH Y Georgia, Mỹ đã phân lập được từ nọc độc của nhện một chất làm tăng sự cương cứng, nhưng cách nó hoạt động khác với Viagra.
 
Kỳ lạ rắn mọc sừng
Sở hữu thân dài khoảng 0,6m với những vệt màu đen vàng hình zigzac xen kẽ, Matilda được miêu tả là “giống rắn đẹp, thân dày, nặng”.
 
Cá voi sát thủ tấn công cá mập
Cảnh tượng một con cá voi sát thủ đã tấn công một đàn cá mập ngay trên mặt nước vừa được chiếu trên truyền hình New Zealand.