Dù bị nghiêm cấm tại các nước phát triển nhưng việc ăn và tiêu thụ những loài động vật như cá voi, cá heo và cá mập vẫn ngày một gia tăng tại các nước nghèo.
Bình luận trên Telegraph, các nhà khoa học cho rằng chính việc số lượng cá gần bờ ngày càng ít và hiếm đã buộc người dân phải tìm đến những nguồn thức ăn mới.
Chuyên gia Martin Robards của Quỹ Bảo tồn Động vật Hoang dã Alaska đã tiến hành một báo cáo tổng hợp về số loài động vật có vú sống trong môi trường biển bị biến thành thực phẩm mỗi năm. Dữ liệu từ khoảng 900 nguồn cho thấy, cá voi và cá heo đã bị săn và giết với số lượng lớn trong vòng 4 thập kỷ gần đây. Dù luật pháp nhiều nước đã nghiêm cấm việc săn bắt chúng nhưng điều đó không có nghĩa là những loài này đã thoát khỏi nguy hiểm.
Những loài cá voi cỡ nhỏ, cá heo, lợn biển... ngày càng xuất hiện nhiều trên các bàn nhậu và bữa ăn của người dân duyên hải ở tây châu Phi, Peru, Brazil, Colombia, Trinidad&Tobago, Madagascar, Sri Lanka, Ấn Độ, Philippines và Burma. Từ năm 1970 đến năm 2009, ít nhất 92 loài cá đã bị con người giết thịt, ông Robards cho biết.
"Thông thường, bạn sẽ nghĩ Nhật Bản và các quốc gia phương Bắc là những nơi tiêu thụ thịt cá voi, cá heo và cá mập nhiều nhất. Đúng là như vậy, nhưng đó chưa phải là toàn bộ câu chuyện".
Bên cạnh việc bị săn bắt một cách chủ động, nhiều cá thể cá cũng bị giết một cách vô tình bởi lưới đánh cá.
Y Lam
Nhiều loài động vật mới đã thành món nhậu
Rất nhiều trong số 208 loài được phát
hiện năm 2010 tại tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng đã trở nên “quen mặt”
trên bàn ăn, theo thông tin của WFF.
Cá heo sông Mêkông bên bờ tuyệt chủng
Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) cảnh báo, quần thể cá heo sông Mêkông đang có nguy cơ tuyệt chủng cao, với số lượng ước tính còn
85 cá thể trưởng thành và sự sống còn của cá heo con là rất thấp.
Phát hiện cá heo quý hiếm tại Việt Nam
Một quần thể cá heo Irrawaddy quý hiếm với khoảng 20 con vừa được
ghi nhận tại vùng biển quanh quần đảo Bà Lụa, thuộc Khu dự trữ sinh
quyển Kiên Giang.
|