Loạt ảnh cực nét mới cho thấy chính xác khoảnh khắc mà một lỗ đen đang phóng ra những chùm khí gas khổng lồ, tốc độ cực lớn hình “viên đạn”.

Nhà nghiên cứu Gregory Sivakoffs của Đại học Alberta, Canada cho biết, loạt ảnh được chụp trong lúc ông đang quan sát Lỗ đen H1743-322 và ngôi sao đồng hành của nó, nằm cách Trái đất khoảng 28.000 năm ánh sáng.

Theo National Geographic, lỗ đen trong những hệ thống nhị nguyên kiểu này có thể hút vật chất từ ngôi sao đồng hành để tạo thành những vòng xoáy đĩa cực nhanh bao quanh xích đạo của nó (còn gọi là đĩa hấp tụ hay đĩa bồi thêm). Khi vật chất từ đĩa rơi xuống hố đen có thể khiến cho hố đen phóng ra những chùm tia vật chất từ hai cực.

Song đôi khi, thay vì phóng tia, lỗ đen lại bắn ra những nút khí gas khổng lồ như kiểu đạn bắn ra từ súng, ông Sivakoff so sánh. Trong một giờ, hiện tượng này có thể tạo ra mức năng lượng tương đương với của mặt trời phóng ra trong... 5 năm.

H1743-322 có khối lượng lớn gấp 5-10 lần mặt trời và đã từng vài lần phóng ra đạn gas kể từ khi được khoa học phát hiện vào năm 1977. Mặc dù vậy, cho tới thời điểm này, các nhà thiên văn học vẫn không biết chính xác khi nào thì lỗ đen sẽ “bóp cò” và phóng ra đạn gas, từ đó hiểu được vì sao đạn khí gas lại xuất hiện thay vì chùm tia vật chất.

Trọng Cầm

Siêu lỗ đen sắp nuốt đám mây gấp 3 Trái đất
Các nhà khoa học hy vọng sẽ sớm được chứng kiến cảnh siêu lỗ đen trong thiên hà của chúng ta ‘nuốt chửng’ đám mây khí khổng lồ đang tiến về phía lỗ đen.
 
Phát hiện lỗ đen khủng bằng 10 tỷ mặt trời
Các nhà thiên văn học đang ngỡ ngàng với một lỗ đen với kích cỡ xấp xỉ... 10 tỷ mặt trời.
 
Khoảnh khắc lỗ đen siêu lớn nuốt chửng sao
Với sự trợ giúp của kính viễn vọng Swift, lần đầu tiên các nhà thiên văn học đã "chộp" được khoảnh khắc ngoạn mục khi một lỗ đen siêu lớn nuốt chửng một ngôi sao.