Dòng Nhuệ Giang xưa từng được ví đẹp như một dải lụa từ nhiều năm nay đã giống như một chiếc cống lớn hôi thối và đầy rác rưởi.
- Dòng Nhuệ Giang xưa từng được ví đẹp như một dải lụa từ nhiều năm nay đã giống như một chiếc cống lớn hôi thối và đầy rác rưởi.
Sông Nhuệ đã “thoi thóp, hấp hối” từ nhiều năm nay do phải tiếp nhận nước thải từ hoạt động công nghiệp, làng nghề, y tế, sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của Thủ Đô và từ chính cộng đồng cư dân sinh sống hai bên bờ sông.
Dọc sông Nhuệ đoạn chảy qua xã Hữu Hòa (Thanh Trì – Hà Nội) và xã Cự Khê (Thanh Oai – Hà Nội) nhiều đoạn nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối nồng nặc, các bãi rác xuất hiện liên tiếp dọc hai bên bờ. Rác thải sinh hoạt, đất đá thải từ các công trình xây dựng đều được đổ vô tội vạ ra sông khiến dòng sông Nhuệ mỗi ngày mỗi hẹp lại.
Trên dòng sông ô nhiếm nặng nề này đoạn qua xã Hữu Hòa nhiều bè rau muống vẫn được trồng và được bán ở khắp các khu chợ nội ngoại thành Hà Nội.
|
Đủ loại chất thải khiến nước sông Nhuệ lúc nào cũng vẩn đen. |
|
Chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mùi hôi thối nhưng chính người dân sống hai bên bờ sông Nhuệ lại rất “tích cực” xả rác thải sinh hoạt ra sông. |
|
Đất đá thải xây dựng được người dân công khai đổ ra bờ sông. |
|
Cây cầu thuộc xã Hữu Hòa đầy rác thải, đất đá. |
|
Rác được vứt thẳng xuống lòng sông vướng trên đám bèo. |
|
Dòng sông Nhuệ mỗi ngày lại hẹp hơn vì đủ loại rác thải của người dân sinh sống hai bên bờ. |
|
Những đống rác được đổ ngay dưới chân những biển cảnh báo cấm xả rác của chính quyến. |
|
Trên dòng nước thải ấy những bè rau muống được trồng và thu hái hàng ngày. |
|
Những bè rau muống xanh nõn lớn lên cùng rác. |
|
Những bó rau muống ẩn chứa đủ loại bệnh tật này hàng ngày được bán ở khắp các chợ nội ngoại thành Hà Nội. |
|
Đánh cá bằng xung điện bên miệng cống lớn (thuộc địa bàn xã Cự Khê) với lềnh bềnh rác thải xung quanh. |
Lê Anh Dũng