Nhắc tới chuyện "yêu" dưới biển, chẳng lẽ quên mất dân cư chủ yếu của đại dương là cá ? Trong kỳ cuối cuả chuyện vui 4 kỳ này, xin kể vài câu chuyện "quan hệ" của loài cá.
TIN LIÊN QUAN
>>> Những kẻ si tình dưới biển (Kỳ III)
>>> Lớp giáp xác "yêu" ra sao (Kỳ II)
>>> Sinh vật bậc thấp cũng yêu (Kỳ I)
Cá cũng yêu như những loài thuỷ sinh khác: cũng tán tỉnh, cũng cũng ghen tuông, tranh giành, cũng múa may trong những điệu vũ tỏ tình ngắn thì vài phút, dài thì suốt ngày, loài thì phóng tinh ngoài cơ thể (đa số) rồi phó mặc cho số phận rủi may, loài thì phóng tinh trong cá cái và chăm sóc tận tuỵ thế hệ tương lai. Tuy nhiên, đôi loài có những điểm khác lạ.
Ví như cá chình điện là loại cá có khả năng phát điện từ một bộ phận giống hệt một bộ ăcquy nằm trên sống lưng ở phía gần đuôi. Bình thường, chúng phát ra những dòng điện nhẹ để định hướng khi bơi, thăm dò môi trường xung quanh phục vụ cho việc săn bắt mồi, khi cấn thiết, chúng tăng điện áp lên tới 1.000 Volt trong khoảnh khắc để làm tê liệt quật ngã địch thủ . Song trong chuyện yêu đương, điện lại trở thành tín hiểu để tỏ tình. Những tín hiệu điện chàng phát ra, mơn man trên cơ thể làm nàng ngất ngây, trở thành khúc dạo đầu êm ái để đưa cả hai vào cuộc truy hoan. Trường hợp hai chàng cá đực cùng “phải lòng” một ả cá cái, điện lại trở thành một vũ khí lợi hại này để song đấu và tất nhiên, chiến thăng sẽ thuộc về anh chàng nào có dòng điện mạnh hơn. Thì nghiêm cho thấy cá chình điện đực có thể phóng điện liên tiếp 150 cú liền mà không hề mệt mỏi.
Một họ hàng gần của cá chình điện là lươn điện cũng có “phong tục tập quán” như trên, chỉ khác là chúng yêu nhau dưới … bùn.
Trong gia tộc cá mập, loại cá dữ nhất của Thuỷ cung, được mệnh danh là hung thần của biển cả có cá mập búa, đầu chẽ ngang trông hệt chiếc búa của bác thợ mộc bỏ quên dưới biển.
“Rơi vào vòng tình ái”, cặp cá mập búa quay tròn trên mặt nước trong một vũ điệu tưng bừng. Nàng run rẩy như người lên đồng. Chàng quấn chiếc đuôi quanh người tình, dùng hai chiếc dương vật (vâng, đúng thế, những hai cơ đấy !) để thụ tinh cho nàng. Nàng mang thai trong vài tuần và trứng nở ngay trong bụng mẹ, thông thường sẽ chui ra 12 kẻ nối dõi tông đường. Cá mập búa cũng thuộc loại chung tình, cả đời chỉ một vợ một chồng. Nếu chồng hoặc vợ chết đi, thì một nửa còn lại của cặp uyên ương cũng chẳng tái hôn và rất có thể, chuyển đổi giới tính để duy trì nòi giống.
Biến từ cái thành đực là một cách để sống còn. Cá nhám bẹt (angelfísh) theo chế độ đa thê. Gã cá chồng có cả một hậu cung năm thê bảy thiếp, đẳng cấp đàng hoàng. Nếu có chuyện rủi ro, gã chồng chết đi thì mụ cá cái đứng đầu hậu cung tự chuyển đổi giới tính, thay chồng, cai quản đám phi tần.
Kỳ lạ hơn là tại bể thí nghiệm Viện Hải dương học thuộc Trường ĐH New York (Hoa Kỳ), người ta đã ghi nhận trường hợp nàng cá mập tên là Tidbit sinh ra một hoàng tử khi hãy… còn trinh. Đã sống ở nơi đây 8 năm, nàng chưa hề biết hơi hướm… đàn ông (đồng loại, tất nhiên!). GS D. Chapman lãnh đạo Viện cho biết: “Việc sinh nở này rất không bình thường, bởi nếu chồng con đàng hoàng, mỗi lứa sinh “cô ta” sinh cả chục đứa con chứ không ít”.
Bài đã quá dài. Xin bạn đọc nán thêm vài phút để nghe nốt về tình yêu của cá voi xanh, loài vật “bự” nhất hành tinh. So với chúng, khủng long là … cái đinh. Vài ba con voi cộng lại mới nặng bằng cái lưỡi của chúng! Một bác cá voi xanh trưởng thành dài 25-27 met (lớn nhất 30-35 mét), trọng lượng 200-300 tấn (lớn nhất 350 tấn), trái tim 700 kg, gan 980 kg và lớp da dày 60 cm. Thực ra, theo quan điểm sinh học, cá voi đâu phải là cá mà chỉ là một loài thú (tức động vật có vú) do hoàn cảnh lịch sử mà di cư xuống dưới biển khơi.
Từ lâu, tình yêu của của cá voi xanh chỉ được gợi đến qua tưởng tượng, nhưng gần đây người ta mới biết rằng thực tế còn vượt cả sự tưởng tưởng ấy. Hai giới tìm đến nhau thật lãng mạn thông qua khúc hát yêu đương chàng phát ra mà trước đây người ta cứ nghĩ là giọng hát của những nữ thuỷ thần. Đó là những âm thanh siêu trầm ở tần số 14 Hertz. Và đó cũng là thứ âm thanh lớn nhất trên thế giới, lớn hơn cả tiếng rú của máy bay phản lực khi tăng tốc, có thế mới đến được tai của một nàng có thân hình to lớn không kém ở xa vạn dặm. Bởi vậy, người ta còn gọi cá voi là những ca sĩ lãng du của đại dương.
Những cặp tình nhân cá voi yêu nhau dữ dội, tương xứng với thân hình. Mỗi lần chúng ve vãn nhau, rượt đuổi nhau, mặt biển dạt dào, sóng xô ầm ĩ như một cơn bão tố. Tiếng quẫy, đôi khi là cú nhảy lên không trung rồi rơi ùm xuống biển vang xa hàng chục kilomét. Bộ phận sinh dục của chàng khổng lồ này xếp thành hình chữ S trong bụng, đền lúc này mới “tòi” ra. Eo ơi, khiếp chưa, nó dài từ 2,5 đến 2,7 mét, đường kính ở phần gốc tới 1 mét. Tinh hoàn của chàng nặng sơ sơ … nửa tạ.
Chuyên gia cá voi John Sparks bình luận: “Cuộc sống tình dục của cá voi xanh có lẽ chẳng lấy gì làm lạc thú và chắc cũng đầy rẫy khó khăn khi làm “chuyện ấy”. Bạn hãy tưởng tượng một cặp tình nhân đang cố làm tình dưới hồ trong lúc đang bơi, chân không chạm đất. Đã thế, họ lại mặc bộ áo bơi trơn nhẫy bằng cao su có thoa dầu, chân tay bị trói chặt, chẳng có gì để bấu víu vào nhau”
Rõ vô duyên, nhà khoa học ! Chúng có cách của chúng chứ và cả triệu năm nay chúng có kêu ca gì đâu. Ai lại đi “suy bụng ta ra bụng người” để thương vay khóc mướn, phải không, thưa giáo sư John Sparks.
TIN LIÊN QUAN
>>> Những kẻ si tình dưới biển (Kỳ III)
>>> Lớp giáp xác "yêu" ra sao (Kỳ II)
>>> Sinh vật bậc thấp cũng yêu (Kỳ I)
Cá cũng yêu như những loài thuỷ sinh khác: cũng tán tỉnh, cũng cũng ghen tuông, tranh giành, cũng múa may trong những điệu vũ tỏ tình ngắn thì vài phút, dài thì suốt ngày, loài thì phóng tinh ngoài cơ thể (đa số) rồi phó mặc cho số phận rủi may, loài thì phóng tinh trong cá cái và chăm sóc tận tuỵ thế hệ tương lai. Tuy nhiên, đôi loài có những điểm khác lạ.
Ví như cá chình điện là loại cá có khả năng phát điện từ một bộ phận giống hệt một bộ ăcquy nằm trên sống lưng ở phía gần đuôi. Bình thường, chúng phát ra những dòng điện nhẹ để định hướng khi bơi, thăm dò môi trường xung quanh phục vụ cho việc săn bắt mồi, khi cấn thiết, chúng tăng điện áp lên tới 1.000 Volt trong khoảnh khắc để làm tê liệt quật ngã địch thủ . Song trong chuyện yêu đương, điện lại trở thành tín hiểu để tỏ tình. Những tín hiệu điện chàng phát ra, mơn man trên cơ thể làm nàng ngất ngây, trở thành khúc dạo đầu êm ái để đưa cả hai vào cuộc truy hoan. Trường hợp hai chàng cá đực cùng “phải lòng” một ả cá cái, điện lại trở thành một vũ khí lợi hại này để song đấu và tất nhiên, chiến thăng sẽ thuộc về anh chàng nào có dòng điện mạnh hơn. Thì nghiêm cho thấy cá chình điện đực có thể phóng điện liên tiếp 150 cú liền mà không hề mệt mỏi.
Mỗi khi hai người tình khổng lồ ve vãn nhau, mặt biển nổi cơn sóng lớn. |
Trong gia tộc cá mập, loại cá dữ nhất của Thuỷ cung, được mệnh danh là hung thần của biển cả có cá mập búa, đầu chẽ ngang trông hệt chiếc búa của bác thợ mộc bỏ quên dưới biển.
“Rơi vào vòng tình ái”, cặp cá mập búa quay tròn trên mặt nước trong một vũ điệu tưng bừng. Nàng run rẩy như người lên đồng. Chàng quấn chiếc đuôi quanh người tình, dùng hai chiếc dương vật (vâng, đúng thế, những hai cơ đấy !) để thụ tinh cho nàng. Nàng mang thai trong vài tuần và trứng nở ngay trong bụng mẹ, thông thường sẽ chui ra 12 kẻ nối dõi tông đường. Cá mập búa cũng thuộc loại chung tình, cả đời chỉ một vợ một chồng. Nếu chồng hoặc vợ chết đi, thì một nửa còn lại của cặp uyên ương cũng chẳng tái hôn và rất có thể, chuyển đổi giới tính để duy trì nòi giống.
Biến từ cái thành đực là một cách để sống còn. Cá nhám bẹt (angelfísh) theo chế độ đa thê. Gã cá chồng có cả một hậu cung năm thê bảy thiếp, đẳng cấp đàng hoàng. Nếu có chuyện rủi ro, gã chồng chết đi thì mụ cá cái đứng đầu hậu cung tự chuyển đổi giới tính, thay chồng, cai quản đám phi tần.
Kỳ lạ hơn là tại bể thí nghiệm Viện Hải dương học thuộc Trường ĐH New York (Hoa Kỳ), người ta đã ghi nhận trường hợp nàng cá mập tên là Tidbit sinh ra một hoàng tử khi hãy… còn trinh. Đã sống ở nơi đây 8 năm, nàng chưa hề biết hơi hướm… đàn ông (đồng loại, tất nhiên!). GS D. Chapman lãnh đạo Viện cho biết: “Việc sinh nở này rất không bình thường, bởi nếu chồng con đàng hoàng, mỗi lứa sinh “cô ta” sinh cả chục đứa con chứ không ít”.
Bài đã quá dài. Xin bạn đọc nán thêm vài phút để nghe nốt về tình yêu của cá voi xanh, loài vật “bự” nhất hành tinh. So với chúng, khủng long là … cái đinh. Vài ba con voi cộng lại mới nặng bằng cái lưỡi của chúng! Một bác cá voi xanh trưởng thành dài 25-27 met (lớn nhất 30-35 mét), trọng lượng 200-300 tấn (lớn nhất 350 tấn), trái tim 700 kg, gan 980 kg và lớp da dày 60 cm. Thực ra, theo quan điểm sinh học, cá voi đâu phải là cá mà chỉ là một loài thú (tức động vật có vú) do hoàn cảnh lịch sử mà di cư xuống dưới biển khơi.
Từ lâu, tình yêu của của cá voi xanh chỉ được gợi đến qua tưởng tượng, nhưng gần đây người ta mới biết rằng thực tế còn vượt cả sự tưởng tưởng ấy. Hai giới tìm đến nhau thật lãng mạn thông qua khúc hát yêu đương chàng phát ra mà trước đây người ta cứ nghĩ là giọng hát của những nữ thuỷ thần. Đó là những âm thanh siêu trầm ở tần số 14 Hertz. Và đó cũng là thứ âm thanh lớn nhất trên thế giới, lớn hơn cả tiếng rú của máy bay phản lực khi tăng tốc, có thế mới đến được tai của một nàng có thân hình to lớn không kém ở xa vạn dặm. Bởi vậy, người ta còn gọi cá voi là những ca sĩ lãng du của đại dương.
Những cặp tình nhân cá voi yêu nhau dữ dội, tương xứng với thân hình. Mỗi lần chúng ve vãn nhau, rượt đuổi nhau, mặt biển dạt dào, sóng xô ầm ĩ như một cơn bão tố. Tiếng quẫy, đôi khi là cú nhảy lên không trung rồi rơi ùm xuống biển vang xa hàng chục kilomét. Bộ phận sinh dục của chàng khổng lồ này xếp thành hình chữ S trong bụng, đền lúc này mới “tòi” ra. Eo ơi, khiếp chưa, nó dài từ 2,5 đến 2,7 mét, đường kính ở phần gốc tới 1 mét. Tinh hoàn của chàng nặng sơ sơ … nửa tạ.
Chuyên gia cá voi John Sparks bình luận: “Cuộc sống tình dục của cá voi xanh có lẽ chẳng lấy gì làm lạc thú và chắc cũng đầy rẫy khó khăn khi làm “chuyện ấy”. Bạn hãy tưởng tượng một cặp tình nhân đang cố làm tình dưới hồ trong lúc đang bơi, chân không chạm đất. Đã thế, họ lại mặc bộ áo bơi trơn nhẫy bằng cao su có thoa dầu, chân tay bị trói chặt, chẳng có gì để bấu víu vào nhau”
Rõ vô duyên, nhà khoa học ! Chúng có cách của chúng chứ và cả triệu năm nay chúng có kêu ca gì đâu. Ai lại đi “suy bụng ta ra bụng người” để thương vay khóc mướn, phải không, thưa giáo sư John Sparks.
- Bảo Châu