Theo kết quả của một nghiên cứu vừa tiến hành, chiều dài đôi chân là một chiếc radar độc đáo của sức khoẻ. Tầm vóc cũng có một mối quan hệ mật thiết đến sức khoẻ một người. Tuy nhiên, đó chỉ là những nhận xét.

>>Nguy cơ của “chân dài” / Phụ nữ 'chân dài' dễ bị ung thư hơn?

Các đại diện của phái yếu có chân dài được cho là người đẹp nhưng khó tránh được bệnh tiểu đường. Ảnh minh họa: Getty.

Sức khoẻ của một người và khả năng dễ mắc một bệnh nào đó có thể phụ thuộc vào những thông số của cơ thể. Trên cơ sở đó các nhà nghiên cứu cho rằng hai loại phụ nữ quá cao và thấp bé rất ít khi mắc cùng một bệnh giống nhau.  Mỗi người có những bệnh riêng “của mình” phụ thuộc vào những thông số đó.

Nhiều cuộc theo dõi cho thấy những người phụ nữ cao (từ 1,74 m trở lên) dễ bị ung thư tuyến vú và những người đàn ông cao 1,83 m trở lên rất dễ mắc ung thư (với tỷ lệ gấp đôi những người tầm thước), nhất là ung thư tiền liệt tuyến. Nói chung, càng cao càng dễ mắc nhiều bệnh tật không bình thường.

Còn những người thấp, theo ý kiến của các nhà khoa học, dễ là nạn nhân của các bệnh thuộc hệ tim mạch. Cả đàn ông lẫn đàn bà nếu thấp hơn tầm vóc trung bình, đầu nhỏ, các chi ngắn có thể có những vấn đề về hệ thần kinh trung ương hoặc đầu óc, trí tuệ không minh mẫn lắm.

Các chuyên gia cũng lưu ý đến độ dài của đôi chân, liên quan đến ung thư. Các đại diện của phái yếu có chân dài được cho là người đẹp nhưng khó tránh được bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, tất cả những điều nói trên chỉ là quan sát và nhận xét. Y học chính thống chưa bao giờ nêu ra mối liên hệ qua lại giữa kích thước cơ thể và bệnh tật.

Bảo Châu