Các nhà khảo cổ đã xác định con đập nằm trên lãnh thổ thành phố cổ Tical mà ngưòi da đỏ đã đào và sử dụng nhiều thế kỷ là con công trình thuỷ lợi lớn nhất của người Maya. Phát hiện này đăng trên Tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, và nội dung tóm tắt trên trang mạng của Trường ĐH Cincinnati (Hoa Kỳ).
Theo các tác giả, con đập nằm ở trung tâm thành phố cổ Tical, nơi mà vào thời phồn thịnh nhất dân số lên tới 60.000 - 80.000 người. Trước khi khai quật, người ta chỉ nghĩ nó đơn giản là một con đường lát đá.
Kết cấu của con đập tương đối phức tạp, có xây cửa đập chắc chắn và bộ phận để làm sạch nguồn nước chảy vào. Chiều rộng công trình thuỷ lợi này là 80m, độ cao 10m. Thể tích nước dự trữ ước tính 75.000m3.
Các nhà khảo cổ cho biết, nước mưa chảy dồn vào đập từ những đường ôm quanh đập. Trước khi vào hồ chứa, nước phải đi qua bể lọc có chứa cát thạch anh, khai thác từ các vỉa quặng đặc biệt cách thành phố trên 30km.
Việc xây dựng hồ chứa nước cho phép người da đỏ sống sót qua các thời kỳ khô hạn xảy ra khá thường xuyên ở vùng này. Nếu không có con đập, dân chúng không thể sống được ở một thành phố đông dân cư như thành phố Tical.
Đập ở Tical là con đạp lớn nhất của người Maya với một nền văn minh còn nhiều điều bí ẩn cần khám phá. Nếu tính trên cả vùng Tân lục địa (tức toàn bộ châu Mỹ) về quy mô nó chỉ thua đập Purron trong thung lũng Teuacan.
Bảo Châu (lenta.ru)
Giới tỷ phú Nga được mời mua 'thuốc bất tử' Một doanh nhân Nga đứng đầu dự án nghiên cứu có tên “Avatar” đã liên hệ với các tỷ phú để mời họ trở thành “người bất tử”.
Mất hết ngón tay, chân vì bị... mèo cắn Một người đàn ông ở bang Oregon, Mỹ có nguy cơ mất tất cả các ngón tay, chân vì mắc phải căn bệnh dịch hạch hiếm gặp thời hiện đại sau khi bị mèo cắn. Điện hạt nhân Nhật: Lò thứ hai khởi động Lò số 4 ở Nhà máy Điện hạt nhân Oi trở thành lò thứ hai của nước Nhật được tái khởi động kể từ khi xảy ra sự cố Fukushima tháng Ba năm 2011. |