Từ đáy Đại Tây Dương người ta đã đưa lên được 48 tấn các thỏi bạc, trị giá 38 triệu đôla từ con tàu vận tải đã bị Đức Quốc xã đánh chìm vào năm 1941.
48 tấn với hơn 1 ngàn thỏi bạc đã được trục vớt từ đáy Đại Tây Dương. |
Thứ tư tuần trước, 48 tấn bạc thỏi đã được trục vớt từ đáy Đại Tây Dương. Kho tàng này được tìm thấy trong chiếc tàu vận tải quân sự “Gersoppa”, vốn là chiếc tàu lớn nhất chở kim loại quý bị đắm dưới đáy biển từ trước tới nay.
Trị giá của số bạc được ước tính là 38 triệu đôla. Những người tìm ra và thực hiện việc trục vớt được hưởng 80% giá trị theo hợp đồng với chính phủ.
Con tàu chìm Gersoppa được tìm thấy nằm ở độ sâu thấp hơn tàu Titanic 2,9 dặm. Như ông Greg Stemm, giám đốc điều hành của công ty Odyssey Marine Exploration, là công ty đã tìm thấy và trục vớt kho báu này cho biết thì bằng các công nghệ hiện đại họ có thể lấy lên được các vật thể ở bất cứ độ sâu nào.
“Trước đó chúng tôi cũng không yên tâm lắm với công nghệ. Nhưng bây giờ mọi chuyện đều nằm trong tầm kiểm soát”. Đã mở được cửa của con tàu chìm nên nhờ sự trợ giúp của các robot điều khiển từ xa, họ đã tiếp cận được với kho báu.
Tất cả 1.203 thỏi bạc lớn, lấy ra khỏi con tàu đắm đã được chất lên các xe tải và chở về bảo quản tại một địa điểm an toàn ở London.
Báo The New York Times đưa tin, con tàu này chở tổng cộng 240 tấn bạc trị giá 190 triệu đôla. Công việc dưới đáy Đại Tây Dương vẫn tiếp tục.
Người ta đã biết rõ về chuyến tàu chở hàng này từ năm 2010. Sau khi Công ty trục vớt Odyssey Marine Exploration đã ký hợp đồng với Bộ Vận tải Anh, một con tàu của Nga đã được thuê để nghiên cứu sơ bộ và cuối cùng họ đã lấy được kho báu lên khỏi mặt nước.
Con tàu Gersoppa đượt gọi theo tên một thác nước ở bờ phía đông của Ấn Độ. Tháng 12 năm 1940, nó rời Calcutta để chở về Anh chè, sắt thép và bạc. Những trận gió mạnh và sóng to đã buộc con tàu phải đi chậm lại và tách ra khỏi đội tàu áp tải.
Tháng 2/1941 nó bị tàu ngầm Đức tấn công. Một quả thuỷ lôi Đức đã làm vỡ nát thân tàu khiến nó bị chao đảo và đắm tại địa điểm cách bờ phía tây nam Ireland 300 hải lý. Số người trên boong tàu lúc đó là 85 người. Chỉ 1 người sống sót là trợ lý thứ hai của thuyền trưởng. Ông ta lênh đênh suốt 13 ngày trên biển trong chiếc thuyền cứu sinh.
Bảo Châu