Dù được cho là một dấu hiệu của sự chán ngán hoặc mệt mỏi, song một cái ngáp còn có nhiều ý nghĩa hơn thế đối với cơ thể con người.
TIN LIÊN QUAN
Theo nghiên cứu mới nhất của Đại học Princeton, Mỹ, ngáp còn là biểu hiện của một "cái đầu nóng", theo đúng nghĩa đen.
Cụ thể, tần suất ngáp của chúng ta phụ thuộc theo mùa, nhiệt độ ngoài trời càng cao hơn so với thân nhiệt thì số lần ngáp càng ít. Vì lẽ đó, có thể ngáp chính là biện pháp để điều hòa nhiệt độ cho... não bộ, Tiến sĩ Andrew Gallup, đồng tác giả nghiên cứu diễn giải.
Sau khi theo dõi tần suất ngáp của 160 người trong mùa đông và mùa hè, Tiến sĩ Gallup nhận thấy trong mùa đông, mọi người ngáp nhiều hơn hẳn. "Theo lý thuyết nhiệt, ngáp là hành động trao đổi nhiệt giữa não với không khí bên ngoài. Khi "não" cảm thấy bốc lửa, nó sẽ thôi thúc chúng ta ngáp nhiều hơn để làm nguội".
Khi ngáp, cơ hàm sẽ tạo ra một sức ép để dồn máu đổ về não nhiều hơn. Không khí mát từ bên ngoài cũng được hút vào trong cơ thể nhờ hành vi thở sâu. Nếu đi theo hướng này, tiến sĩ Gallup cho rằng sẽ giải thích được chính xác cơ chế và chức năng của ngáp, vì những nghiên cứu trước đây vẫn có nhiều điểm chưa thuyết phục.
Bên cạnh nhiệt độ ngoài trời thấp thì nhiều yếu tố khác cũng khiến chúng ta ngáp nhiều hơn như độ ẩm cao, thời gian ở ngoài trời lâu và giấc ngủ đêm hôm trước có dài hay không. Có quá nửa số người khảo sát trong mùa đông ngáp, trong khi số này ở nhóm mùa hè chỉ là chưa đầy 25%.
Trọng Cầm (Theo ScienceDaily)
TIN LIÊN QUAN
Theo nghiên cứu mới nhất của Đại học Princeton, Mỹ, ngáp còn là biểu hiện của một "cái đầu nóng", theo đúng nghĩa đen.
Cụ thể, tần suất ngáp của chúng ta phụ thuộc theo mùa, nhiệt độ ngoài trời càng cao hơn so với thân nhiệt thì số lần ngáp càng ít. Vì lẽ đó, có thể ngáp chính là biện pháp để điều hòa nhiệt độ cho... não bộ, Tiến sĩ Andrew Gallup, đồng tác giả nghiên cứu diễn giải.
Ngáp chính là biện pháp để điều hòa nhiệt độ cho... não bộ. Ảnh: ScienceDaily. |
Khi ngáp, cơ hàm sẽ tạo ra một sức ép để dồn máu đổ về não nhiều hơn. Không khí mát từ bên ngoài cũng được hút vào trong cơ thể nhờ hành vi thở sâu. Nếu đi theo hướng này, tiến sĩ Gallup cho rằng sẽ giải thích được chính xác cơ chế và chức năng của ngáp, vì những nghiên cứu trước đây vẫn có nhiều điểm chưa thuyết phục.
Bên cạnh nhiệt độ ngoài trời thấp thì nhiều yếu tố khác cũng khiến chúng ta ngáp nhiều hơn như độ ẩm cao, thời gian ở ngoài trời lâu và giấc ngủ đêm hôm trước có dài hay không. Có quá nửa số người khảo sát trong mùa đông ngáp, trong khi số này ở nhóm mùa hè chỉ là chưa đầy 25%.
Trọng Cầm (Theo ScienceDaily)