Trong năm 2013 vừa qua, hàng loạt các thông tin không mấy tốt đẹp giáng xuống đầu bầu Đức và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.

Trong năm 2013 vừa qua, ông Đoàn Nguyên Đức, bầu Đức, CTHĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã mạnh tay sắp xếp, tái cấu trúc lại hoạt động kinh doanh của HAGL như bán mảng thủy điện, tập trung vào cao su, mía đường tại Lào, Campuchia; bắt tay làm 1 dự án bất động sản lớn tại Myanmar... và thu được nhiều thành tích đáng khâm phục.

Tuy nhiên, điều làm tên tuổi của ông bầu bóng đá này nổi tiếng và được dư luận chú ý nhiều hơn chính là một loạt những lùm xùm “trên trời rơi xuống”. Đầu tiên phải kể đến vụ HAGL bị một tổ chức cáo buộc vô căn cứ về “phá rừng” tại Lào và Campuchia.

{keywords}

Tuy nhiên, trong thông cáo báo chí phát đi chiều 13/5, Chủ tịch HAGL Đoàn Nguyên Đức cho rằng các hoạt động đầu tư của tập đoàn vào lĩnh vực trồng cây cao su, mía đường tại Lào, Campuchia đã tuân thủ theo luật pháp nước sở tại, bao gồm cả việc bảo vệ rừng. Ông Đức nhấn mạnh, HAGL không tham gia vào việc khai thác gỗ, kể cả gỗ có giá trị kinh tế trong khu vực nhượng quyền của HAGL. Chính phủ Lào và Campuchia có toàn quyền kiểm soát, sở hữu và quyết định đối với toàn bộ khối lượng gỗ.

Và trong một cuộc khảo sát của Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia (AVIC); Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào (AVIL) diễn ra hồi tháng 7/2013 về hoạt động đầu tư trồng cao su của doanh nghiệp Việt Nam tại 2 quốc gia sở tại, chính quyền các địa phương của Lào, Campuchia đều khẳng định doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư các dự án nông lâm nghiệp đều chấp hành nghiêm quy định pháp luật của nước sở tại dưới sự giám sát chặt chẽ của nhiều cơ quan chức năng.

{keywords}

Cây cao su của HAGL ở Attapeu. (Ảnh: Blog Hiệu Minh)

Khi vụ việc trên vừa lắng dịu thì HAGL lại vấp phải một luồng dư luận phản đối trong nước về vấn đề bắt tay với Đường Biên Hòa nhập đường Lào về Việt Nam rồi tái xuất sang Trung Quốc. Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho rằng hợp tác này đi ngược lại lợi ích của ngành, quay lưng với người dân trồng mía ở Việt Nam.

Gần 40 công ty mía đường thành viên của Hiệp hội mía đường Việt Nam đều đồng ý tán thành với quan điểm đứng lên đấu tranh phản đối việc cho phép nhập đường Hoàng Anh Gia Lai sản xuất tại Lào về tinh luyện xuất qua đường tiểu ngạch.

Tuy nhiên, cũng có khá nhiều ý kiến đồng tình với ý kiến nhập đường này. Bởi lẽ, giá đường của Lào do HAGL sản xuất chỉ bằng 1/3 giá trong nước. Nếu nhập đường về thì người tiêu dùng trong nước sẽ được hưởng lợi nhiều nhất, được sử dụng đường chất lượng tốt nhưng giá thành chỉ bằng 1/3.

{keywords}

Việc Biên Hòa nhập đường thô của HAGL vào Việt Nam tinh chế để xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch đang gây tranh cãi trong thời gian qua.

Và một “đòn đau” giáng lên đầu ông bầu bóng đá trong những ngày cuối năm chính là việc bị UBND thành phố Đà Nẵng ra “tối hậu thư” dọa thu hồi dự án 5 sao ngày 20/12/2013.

Theo đó, UBND thành phố Đà Nẵng yêu cầu Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức có cam kết cụ thể về tiến độ thực hiện dự án resort 5 sao trên diện tích 4,5ha ven bãi biển Non Nước (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) và tiếp tục đầu tư xây dựng vào năm 2014. Trong trường hợp công ty không thực hiện theo đúng cam kết, UBND TP Đà Nẵng cũng sẽ xử lý thu hồi dự án theo đúng quy định.

Đáp lại những thông tin đó, trao đổi với báo điện tử Trí Thức Trẻ vào ngày 23/12, bầu Đức cho hay, trong những năm qua, Hoàng Anh Gia Lai là một trong những đơn vị có rất nhiều đóng góp vào việc xây dựng các công trình lớn ở Đà Nẵng nên việc thu hồi dự án tại Non Nước là khó xảy ra.

Như vậy, năm 2013 vừa qua là một năm có khá nhiều biến động đối với bản thân vị đại gia bóng đá Đoàn Nguyên Đức nói riêng và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai nói chung. Tuy nhiên, vượt lên tất cả, hoạt động kinh doanh của công ty vẫn ghi nhận những thành tích đáng khâm phục trong thời buổi kinh tế khó khăn. Và bản thân bầu Đức vẫn “cố thủ” ở vị trí thứ 2 trong danh sách 200 người giàu nhất sàn chứng khoán với khối tài sản lên đến 6.513 tỷ đồng.

Theo Soha