Dường như thế giới đang chạy theo những máy bay cỡ nhỏ có tốc độ nhanh vượt trội cho với hai gã khổng lồ nặng nề trên.

Vòng đời gian nan của Boeing 747 được nhen nhóm khi không quân Mỹ muốn chế tạo một máy bay cỡ lớn để vận tải người và hàng hóa gấp mấy lần boeing 707 từng giữ danh hiệu lớn nhất những năm 1960.

Năm 1970 chú đại bàng khổng lồ đã được vẫy vùng trên bầu trời xanh với sức chứa gần 1.000 người và liên tiếp giữ vị trí quán quân trong 37 năm trước khi Airbus tung ra A380 để đối đầu trực tiếp với Boeing 747 trong phân khúc máy bay dân dụng hạng lớn.

{keywords}

Không một dòng máy bay thương mại nào sống sót quá 2 năm mà chỉ dựa vào chở hàng!

Với lợi thế giá vé sẽ rẻ hơn đáng kể nếu trên 90% số ghế được đặt hết, điều này tạo cơ hội cho những hành khách thập niên 70 có cơ hội đặt chân lên phương tiện giao thông hiện đại và đắt đỏ bậc nhất lúc bấy giờ.

Nhưng một loạt các vấn đề khó khăn đang cản mũi cả hai chú chim sắt cồng kềnh này!

Kích thước to lớn khiến hầu như các sân bay quy mô tầm trung đều không thể chứa nổi sức sải cánh của chúng. Một loạt chi phí đầu tư nâng cấp và mở rộng những sân bay trọng điểm được hai bên dốc hầu bao ra.

Thêm vào nữa là số ghế gấp đôi các loại máy bay thông thường nên áp lực về doanh số bán vé luôn là nỗi ám ảnh cho hai ông lớn. Nếu hành khách không phủ kín trên 70% chố ngồi thì chúng tôi buộc phải bán vé với giá của khoang hạng nhất để bù lại chi phí. Điều đó có nghĩa là không đủ một lượng khách hàng nhất định thì người tiêu dùng cũng chẳng được hưởng lợi gì từ phương châm “khách nhiều-giá rẻ”.

Ngoài ra, cả 747 và A380 đều được trang bị 4 động cơ gắn dưới cánh nên việc đốt cháy nhiên liệu vô cùng khủng khiếp, dẫn đến tiêu ngốn 40% chi phí cho một chuyến bay. Hơn nữa, gánh trên mình trọng lượng quá khổ nên việc sải cánh bay không thể sánh bằng những kích cỡ tầm trung.

{keywords}

Các đối tác đều lo ngại việc đó nên dần chuyển sang các mẫu 767 hay A300 dùng 2 động cơ để tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian bay.


Lường trước viễn cảnh tăm tối bủa vây, cả hai đã nỗ lực tung ra những chiến dịch thu hút khách hàng: Boeing đã thu gọn một số dãy ghế ngồi để trang trí thành những quầy bar, khu âm nhạc giải trí còn Airbus đã cải tiến A380 thành công trong việc rút ngắn 15% chi phí vận hành so với 747.

45 năm tuổi đời của Boeing 747 dường như còn gặp nhiều giông tố hơn khi chuyển đổi sang lĩnh vực chở hàng để duy trì doanh thu và tìm kiếm những hợp đồng mua bán béo bở hơn. Thế nhưng như cầu vận tải hàng hóa đang bị sụt giảm trong vòng 8 năm trở lại đây khiến ban lãnh đạo Boeing đang nghĩ đến lối thoát duy nhất là dừng sản xuất 747 và nhường vị trí á quân cho đối thủ khác.

{keywords}

Hiện tại, Emirates Airlines đã đặt mua 140 chiếc A380 của Airbus


Bên cạnh đó, Airbus đang tiến thoái lưỡng nan khi đã dốc 15 tỷ đô cho A380 để phá vỡ thế độc quyền máy bay dân dụng hạng lớn với Boeing. Theo phát ngôn của cố vấn cấp cao, Airbus sẽ tiếp tục chào mời để có doanh số tốt hơn và bành chướng thị phần máy bay hạng lớn để vượt mặt gã Boeing từng nắm giữ.

Nếu chi phí sản xuất và duy trì quá lớn trong khi người tiêu dùng vẫn thờ ơ với những chiếc máy bay hạng lớn này thì việc ngưng sản xuất hoặc hạn chế số lượng là sẽ lối thoát tốt nhất để dồn sức mạnh vào phân khúc hạng trung đang sôi động, nhộn nhịp trên thị trường.

(Theo Trí Thức Trẻ)