Gạo giả có thể là mối nguy hại tới sức khỏe thậm chí gây chết người. Đó là cảnh báo của cơ quan y tế tại một số nước châu Á. Liên tiếp thời gian gần đây, loại gạo tẩm nhựa độc này được lan truyền.

Theo tờ straitstimes, gạo “nhựa” được làm từ khoai tây hay khoai lang và nhựa tổng hợp, có hình dạng giống hạt gạo thông thường. Do các hạt gạo giả hoàn toàn khác gạo thật nên chúng rất cứng sau khi nấu. Các chuyên gia y tế cảnh báo, việc ăn loại gạo này có thể gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa.

Tại nhiều nước đông dân như Việt Nam, Indonesia hay Ấn Độ đã xuất hiện tin đồn loại gạo này, gần đây là Singapore. Tuy nhiên, thông tin chưa được kiểm chứng, để xác minh cơ quan chức năng cần ít nhất 5 năm. 

Tại Malaysia, cơ quan chức năng nước này cũng đang tìm hiểu thông tin và điều tra về loại gạo giả. Theo Bộ trưởng Bộ thương mại Malaysia, thông tin gạo giả mới chỉ lan truyền trên Internet, có thể đúng hoặc sai. 

Theo Bộ Nông nghiệp Malaysia chưa nhận được báo cáo nào về gạo giả, nhưng tuyên bố sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan tuyên truyền giúp người tiêu dùng phân biệt gạo thật và giả. Nhưng không thể xem nhẹ vấn đề này. Nhà chức trách tại đây đang tiến hành điều tra.

{keywords}

Cuộc kiểm tra sẽ tập trung vào các cửa hàng tạp hóa vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn. “Nếu có loại gạo này ở Malaysia, có thể chúng được bán ở những cửa hàng như vậy. Để tránh bị phát hiện, những kẻ buôn lậu thường trà trộn gạo thật với gạo giả rồi tuồn qua đường biên giới”, một nguồn tin cho hay.

Loại gạo giả này từng được bán tại thị trường Trung Quốc, trong đó có thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thiểm Tây. Thông tin gạo nhựa đã được lan truyền nhanh trên một số trang mạng xã hội. Gạo giả mang đến lợi nhuận khổng lồ nên nó vẫn được bán tràn lan tại Trung Quốc. Tuy nhiên một cảnh báo được đưa ra ăn ba bát gạo nhựa sẽ tương đương với việc nhét một túi nilon vào dạ dày. 

Làm giả thực phẩm là một vấn đề nguy hiểm. Trước đó, tại Trung Quốc, khoảng 300.000 người đã bị ốm và ít nhất 6 trẻ sơ sinh thiệt mạng do sử dụng loại sữa có chứa melamine. Năm ngoái, nước này cũng đã phát hiện loại trứng giả.

Gạo chủ yếu được tiêu dùng ở châu Á, chiếm khoảng gần 90% lượng gạo tiêu thụ trên toàn thế giới, trong đó Nam Á chiếm khoảng 29%. 

Đầu năm 2012, nghi vấn gạo nhựa cũng gây xôn xao ở Hà Nội khi nhiều người dân ở quận Hoàng Mai khẳng định đã mua gạo nhựa về nấu cơm và không thể ăn được. Theo Cục an toàn thực phẩm, Bộ Y tế, “gạo giả” tại Hà Nội là chưa chính xác. Viện KNATVSTP quốc gia đã có kết quả phân tích 5 mẫu gạo cho thấy, có các chỉ tiêu (Protein, tinh bột, Vitamin B1) phù hợp với thành phần gạo Việt Nam, không phải là gạo giả. Không phát hiện chất tẩy trắng, chất đánh bóng trong các mẫu phân tích.

D.Anh