Tại Việt Nam, nhà thông minh đã xuất hiện từ 10 năm trước. Tuy nhiên, khi đó chi phí cao, chỉ người giàu với những biệt thự đắt tiền mới được trang bị. Đến nay, hàng nghìn ngôi nhà trên cả nước đã được trang bị tính năng thông minh từng phần hoặc tổng thể.

Việt Nam là thị trường tiềm năng về nhà thông minh, nhờ bất động sản đang phát triển và người tiêu dùng sẵn lòng chi nhiều tiền hơn cho nội thất, tiện ích, trong đó có các sản phẩm công nghệ.

Nhà ở chiều theo ý chủ nhân

Nhà thông minh là hệ thống có thể kết nối tất cả các vật dụng trong gia đình. Tập hợp các sản phẩm thông minh sẽ tạo ra ngôi nhà thông minh. Có thể hiểu đây là ngôi nhà có hệ thống, từ ánh sáng, rèm mành, kiểm soát môi trường, an ninh, giải trí, ăn uống,... được kết nối, hoạt động theo các kịch bản, ngữ cảnh đã định sẵn và hoàn toàn tự động.

Sống trong ngôi nhà thông minh, mọi thứ được sắp đặt sẵn và cuộc sống trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Buổi sáng, mọi người được đánh thức vào giờ định sẵn bằng những bản nhạc yêu thích, đèn phòng ngủ dần sáng lên, rèm cửa mở ra, bình nước nóng được bật sẵn sàng.

{keywords}
Nhà thông minh ‘thấu hiểu’ và ‘yêu thương’ chủ nhân

Bữa sáng bắt đầu với phòng ăn có ánh sáng ấm áp, cùng rèm cửa mở rộng và các bản nhạc nhẹ nhàng. Khi ra khỏi nhà để đi làm, hệ thống loa sẽ thông báo về tình hình giao thông, thời tiết, cửa ga ra đã mở sẵn; sau đó, đèn, điều hòa, bình nóng lạnh tắt; rèm, cửa đóng lại; hệ thống an ninh được kích hoạt.

Buổi chiều khi mọi người về nhà, mọi thứ lại bắt đầu: các rèm cửa mở ra, đèn hành lang được bật sáng, điều hòa nhiệt độ, bình nước nóng được kích hoạt, robot lau nhà hoạt động; hệ thống an ninh tắt.

Cả nhà ăn tối trong không gian ấm cúng với âm thanh đa vùng, phát các bản nhạc yêu thích. Sau đó là các chương trình giải trí như xem phim, xem ti vi, hay đọc sách,... ánh sáng và nhiệt độ được chuyển về chế độ phù hợp, theo ý chủ nhân. Khi đi ngủ, rèm cửa đóng lại, đèn tắt, hệ thống điều hòa chỉnh về chế độ tiết kiệm năng lượng, hệ thống an ninh lại được kích hoạt...

Thế giới đang tiến vào kỷ nguyên Internet kết nối vạn vật (Internet of Things), nhà thông minh sẽ trở thành tiêu chuẩn của cuộc sống hiện đại. Trong vòng 10 năm tới nhà thông minh kết nối Internet sẽ phát triển mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, hàng ngày, hệ thống tưới sẽ chăm sóc cây cảnh xung quanh ngôi nhà. Hệ thống kiểm soát không khí luôn hoạt động, nếu thấy chất lượng kém, có thể cảnh báo cho chủ nhân, đồng thời kích hoạt các thiết bị lọc không khí để đảm bảo môi trường trong lành.

Tất cả đều hoàn toàn tự động, như một người giúp việc cần mẫn, luôn luôn hiểu rõ ý chủ nhân muốn gì. Chủ nhân có thể giao tiếp với nhà thông minh qua điện thoại thông minh, máy tính bảng, hay thao tác trực tiếp trên các bảng điều khiển cảm ứng được thiết kế như các cụm công tắc gắn trên tường.

Các DN cho biết, thời gian tới, nhà thông minh sẽ còn được tích hợp thêm công nghệ nhận diện cảm xúc thông qua trí tuệ nhân tạo. Công nghệ này được phát triển để đo các biểu cảm của con người. Từ đó, tích hợp vào nhiều đồ vật, từ trò chơi điện tử tới ô tô và nhà thông minh,...

{keywords}
Thông qua công nghệ và kết nối Internet, chỉ cần điều khiển từ xa, nhà thông minh có thể hiểu ý chủ nhân

Những ngôi nhà có thể xác định một loạt cảm xúc, từ hạnh phúc, phấn khích, hay mệt mỏi, buồn phiền của chủ nhân. Sau đó, sẽ đưa ra những chia sẻ thích hợp. Chẳng hạn, thấy chủ nhân buồn, nó có thể giúp thay đổi tâm trạng bằng cách đưa ra lời khuyên và tạo mùi hương, ánh sáng, điều hòa nhiệt độ, hay các chương trình giải trí,... để chủ nhân cảm thấy thoái mái hơn.

Hệ thống trí tuệ nhân tạo trong ngôi nhà thông minh có thể gây dựng mối quan hệ "có ý nghĩa và đầy nhân văn" với con người, “thấu hiểu” và biết “yêu thương” chủ nhân. Nhờ đó, chất lượng cuộc sống của con người được nâng cao, với các giá trị mới. Tuy nhiên, cảm xúc là riêng tư, vì vậy người ta vẫn có quyền lựa chọn ngừng hay tắt tính năng nhận diện cảm xúc, nếu không muốn bị làm phiền.

Những ngôi nhà như vậy sẽ phổ biến trong thời gian tới, khiến quan hệ giữa con người với đồ vật sẽ ngày càng gần gũi, chân thật và tương tác nhiều hơn.

Giá rẻ, nhiều người dùng

Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Statista, giá trị thị trường của smarthome dự báo đạt 43 tỷ USD vào năm đến năm 2020, gấp 2 lần so với năm 2017. Có thể thấy, xu hướng người dùng đang muốn được hưởng thụ những tiện ích thực sự thú vị trong ngôi nhà của mình.

Tại Việt Nam, nhà thông minh đã xuất hiện từ 10 năm trước. Tuy nhiên, khi đó chi phí cao, chỉ những người giàu với những biệt thự đắt tiền mới được trang bị. Đến nay, hàng nghìn ngôi nhà trên cả nước đã được trang bị tính năng thông minh từng phần hoạc tổng thể.

{keywords}
Ngày càng nhiều người thu nhập bình thường cũng có thể sở hữu nhà thông minh

Thị trường nhà thông minh Việt Nam đang dần trở nên hấp dẫn các “đại gia" công nghệ, với sự góp mặt của hàng loạt tên tuổi trong, ngoài nước. Không thể không kể đến các hãng ngoại như Schneider (Pháp), Smartg4 (Mỹ), Samsung (Hàn Quốc), Siemens (Đức), AJB (Trung Quốc),... Cùng với đó là các thương hiệu của Việt Nam như Bkav, Lumi, Acis,... với các sản phẩm vượt trội về thiết kế, tính năng, cùng những giải pháp tiên tiến và hiện đại.

Công nghệ nhà thông minh là lĩnh vực tưởng như các DN Việt Nam khó bắt kịp so với Mỹ, Pháp, Nhật Bản hay Israel,... Tuy nhiên, thời gian qua không ít thương hiệu Việt đã chứng tỏ tầm vóc của mình.

Bkav là công ty tiên phong giới thiệu công nghệ nhà thông minh vào năm 2013. Nhà sản xuất này đã mất 10 năm để theo đuổi và hoàn thiện công nghệ, gồm cả thiết bị phần cứng và phần mềm điều khiển thông minh. Bkav đã có hàng chục hợp đồng thiết kế lắp đặt nhà thông minh ở nước ngoài, thậm chí là hợp đồng rất lớn cho những tỷ phú giàu có.

Trước đây, chi phí để “thông minh hoá” cho ngôi nhà lên đến hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng, nên chỉ nhà giàu mới dám xài. Nay, chỉ cần 20-30 triệu đồng cũng có thể có nhà thông minh, tức giá của nó ngày càng hợp với túi tiền người Việt.

Điển hình, trong khi một gói sản phẩm xa xỉ phải chi tối thiểu 300 triệu đồng thì Bkav mới đây cũng ra gói cơ bản, chỉ 30 triệu đồng. Dù vậy, gói này vẫn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của một ngôi nhà thông minh, gồm hệ thống điều khiển âm thanh, ánh sáng, điều hòa, rèm, tivi, hệ thống an ninh, điều khiển bằng giọng nói,... chỉ không có giao diện 3D và trí tuệ nhân tạo như gói xa xỉ.

Theo các DN, thời điểm hiện tại mới là giai đoạn “giáo dục” thị trường, nhưng khoảng 3-5 năm tới, nhà thông minh sẽ thực sự phát triển ở nước ta.

Trần Thủy