Câu chuyện ly hôn của vợ chồng "vua cafe" Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo đang thu hút được sự quan tâm của xã hội. Đặc biệt là Trung Nguyên sẽ được phân chia như thế nào sau khi toà phán quyết ly hôn? Và thương hiệu "Trung Nguyên" sẽ ra sao khi sản phẩm được kết tinh từ một tình yêu đẹp đã kết thúc?

Sau khi bà Thảo gửi đơn yêu cầu hủy phiên tòa ngày 5.9, TAND TP.HCM tiếp tục mở phiên hòa giải thứ 3 giữa vợ chồng "vua cafe" bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ vào sáng nay ngày 14.9. Dự kiến trong buổi hòa giải này, hai bên sẽ làm rõ việc thẩm định giá của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Trung Nguyên và tranh chấp xoay quanh vấn đề con cái.

Dấu hỏi lớn về Trung Nguyên?

Trước đó phiên hòa giải đầu tiên đầu tháng 8, hai vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên đã thuận tình ly hôn. Tuy nhiên, hai bên không đạt được sự đồng thuận trong việc phân chia tài sản và cấp dưỡng nuôi con cái.

Cụ thể, bà Thảo yêu cầu được nuôi dưỡng 4 người con chung và yêu cầu "vua cafe" Đặng Lê Nguyên Vũ cấp dưỡng nuôi con đối với mỗi người con là 5% số cổ phần của ông Vũ, 4 người con là 20% số cổ phần của ông Vũ. Còn ông Vũ yêu cầu được nuôi dưỡng 4 người con chung và không yêu cầu bà Thảo cấp dưỡng nuôi con.

Nếu các con muốn sống với mẹ và nếu Tòa án phán quyết giao cho bà Thảo nuôi dưỡng 4 người con chung, ông Vũ cấp dưỡng mỗi người con là 5% số cổ tức và 4 người con là 20% số cổ tức của mình. Ông Vũ vẫn cấp dưỡng nuôi con cho đến khi các con đã thành niên tốt nghiệp xong đại học.

{keywords}
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ một lần đến tòa hòa giải

Trong khoảng thời gian vừa qua, Trung Nguyên đã có những rối ren khi cuộc hôn nhân của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch HĐQT của Trung Nguyên và vợ là bà Lê Hoàng Diệp Thảo gặp sóng gió. Năm 2015, bà Thảo lần đầu đưa đơn ly hôn ra tòa. Cũng trong năm này, ông Vũ đột bất ngờ bãi nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc thường trực của bà Thảo tại Tập đoàn Trung Nguyên.

Kể từ đó, những tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh của Trung Nguyên và các công ty liên quan cũng đã xảy ra đồng thời với cuộc ly hôn được coi là ngàn tỷ giữa hai vợ chồng sáng lập thương hiệu cà phê này. Và đến hiện tại, mâu thuẫn giữa ông Vũ và bà Thảo vẫn chưa có hồi kết. Tương lai của Trung Nguyên đang chờ đợi kết luận từ phiên xử ly hôn ngày hôm nay.

Đâu là chìa khóa phân chia tài sản Trung Nguyên?

Tuy được thành lập từ khá sớm (1996), nhưng mãi đến năm 2006, CTCP Tập đoàn Trung Nguyên mới chính thức được đăng ký kinh doanh. Hiện tại, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đang là người đại diện theo pháp luật. Trung Nguyên hiện chưa niêm yết cổ phần trên thị trường chứng khoán.

Công ty trung tâm trong hệ thống Trung Nguyên là Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên. Tại đây, ngoài ông Đặng Lê Nguyên Vũ nắm 20% cổ phần, bà Lê Hoàng Diệp Thảo nắm 10%, thì 70% còn lại thuộc về một pháp nhân khác. Pháp nhân này được xác định là Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên (Trung Nguyên Investment), doanh nghiệp chi phối cổ phần của hầu hết đơn vị thành viên tập đoàn, trong đó bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ tất cả nhãn hiệu.

Có thể thấy công ty này đang là chìa khóa phân định khối tài sản phức tạp ở Trung Nguyên của vợ chồng “vua cà phê” khi ly hôn.

 

Không chỉ sở hữu về mặt cổ phần, Trung Nguyên Investment còn là chủ sở hữu trí tuệ tất cả nhãn hiệu thuộc nhóm cà phê Trung Nguyên, như: nhãn hiệu công ty, chuỗi quán cà phê, cà phê bột, cà phê hạt, cà phê tươi Trung Nguyên, cà phê hòa tan G7… theo như thông tin tra cứu từ Thư viện số về sở hữu trí tuệ (Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công Nghệ).

Như vậy, Trung Nguyên Investment đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia tài sản của cặp vợ chồng này.

Tại thời điểm 31.12.2016, công ty này có 4 cổ đông, gồm ông Đặng Lê Nguyên Vũ sở hữu 60%, bà Lê Hoàng Diệp Thảo sở hữu 30%. Bố mẹ ông Vũ là ông Đặng Mơ và bà Lê Thị Ước mỗi người nắm giữ 5%. Tuy nhiên trong năm 2017, số cổ phần của ông Đặng Mơ đã được chuyển nhượng toàn bộ cho ông Vũ (1,66%), bà Ước (1,68%) và những người khác.

Đến cuối năm 2017, cơ cấu sở hữu của Trung Nguyên Investment gồm ông Vũ nắm 61,66%, bà Thảo nắm 30% và bà Ước nắm 6,68%.

Như vậy, nếu Trung Nguyên Investment được xem như một mấu chốt để phân chia tài sản thì ông Vũ đang có lợi thế, khi nắm số lượng cổ phần áp đảo.

Tuy nhiên, với việc sở hữu phức tạp ở các công ty con, thì ngay cả việc chia đôi số cổ phần (mỗi bên hơn 46%), ông Vũ vẫn đang là người thực sự kiểm soát Tập đoàn Trung Nguyên, khi cộng với tỷ lệ sở hữu của người thân.

Nhưng khi chia đôi, bà Thảo với lượng cổ phần sở hữu của mình vẫn nắm trong tay quyền phủ quyết các nghị quyết của HĐQT. Cơ hội để bà Thảo chủ động hoàn toàn với Tập đoàn Trung Nguyên cần dựa vào số lượng cổ phần hoán đổi bằng việc cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn.

Việc xác định phân chia tài sản vẫn chưa được thống nhất trong những phiên hòa giải trước đó. Nhưng nếu dựa vào số cổ phần (được cho là 20%) hoán đổi từ việc cấp dưỡng nuôi con (nếu các con của hai vợ chồng ở với bà Thảo), thì lúc này cục diện sở hữu sẽ đảo chiều. Bởi bà Thảo có thể có hơn 65% cổ phần, trong khi đó tỷ lệ của ông Vũ sẽ giảm xuống. Đó có thể là lý do bà Thảo yêu cầu việc chu cấp nuôi con sau hôn nhân được hoán đổi thành cổ phần, trong khi ông Vũ muốn hoán đổi bằng cổ tức.

Trước đó, chia sẻ về câu chuyện phân chia tài sản của cặp vợ chồng này, luật sư Nguyễn Văn Đức, đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết nếu thuận tình ly hôn thì khối tài sản phải phân chia bao gồm cả hữu hình và vô hình.

Nếu là tài sản hữu hình (cổ phần, cổ phiếu tại doanh nghiệp, bất động sản, tiền mặt, sổ tiết kiệm, vàng bạc, đá quý…) thì dựa trên sự thỏa thuận của hai bên và được tòa án quyết định. Riêng với tài sản vô hình cụ thể là giá trị thương hiệu Trung Nguyên, cần phải có một đơn vị định giá độc lập để xác định đúng giá trị.

Tuy nhiên, cũng theo luật sư Đức, các vụ ly hôn của nhiều vợ chồng làm chủ doanh nghiệp trước đây ở Việt Nam vẫn chủ yếu dự trên sự thỏa thuận chứ chưa có nhiều đơn vị trưng cầu và định giá cụ thể.

Liệu với vợ chồng “Vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ có hồi kết tương tự hay không sau 20 năm gắn bó?

(Theo Dân Việt)

'Nội chiến' Trung Nguyên được tòa Singapore xử ra sao?

'Nội chiến' Trung Nguyên được tòa Singapore xử ra sao?

Năm 2015-2016, Tập đoàn Trung Nguyên mà đại diện là ông Vũ, đã kiện Trung Nguyên International ở Singapore và bà Lê Hoàng Diệp Thảo liên quan đến giao dịch cổ phiếu với giá 1 đôla.

Tranh chấp Trung Nguyên: Đi ngược lại giá trị cốt lõi doanh nghiệp

Tranh chấp Trung Nguyên: Đi ngược lại giá trị cốt lõi doanh nghiệp

“Chúng ta là người ngoài cuộc nên không thể biết ai đúng ai sai trong câu chuyện tranh chấp này nhưng sự tranh chấp này đã đi ngược lại với giá trị 'hạnh phúc' của Trung Nguyên".

Vụ cà phê Trung Nguyên: Bà Lê Hoàng Diệp Thảo nói gì?

Vụ cà phê Trung Nguyên: Bà Lê Hoàng Diệp Thảo nói gì?

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo - vợ ông chủ Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ cũng là nhà đồng sáng lập, đồng sở hữu thương hiệu này hiện đang rất bức xúc với những gì đang xảy ra ở Trung Nguyên.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo nên tỉnh táo 'buông bỏ' Trung Nguyên

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo nên tỉnh táo 'buông bỏ' Trung Nguyên

CEO của Atadi nhận định, Trung Nguyên sẽ đi xuống trở thành "cái xác không hồn" chính vì thế, bà Lê Hoàng Diệp Thảo nên "buông bỏ" Trung Nguyên để gây dựng thương hiệu mới.