Ngày thường, lãi suất khoảng 2.000-2.500 đồng/1triệu đồng/ngày. Thời điểm cuối năm, số người cần vốn nhiều thì lãi suất lên 5.000-7.000đồng/1 triệu đồng/ngày.

Ra ngõ gặp tín dụng đen

Từ đầu1/2016 tới nay các thuê bao điện thoại liên tiếp nhận được tin nhắn rác, chào mời vay tiền theo hình thức tín chấp của 1 loạt công ty cho vay tiêu dùng mà thực chất là tín dụng đen. Các tin nhắn đều quảng cáo cho vay tiêu dùng thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thân thiện, chỉ cần những giấy tờ đơn giản như chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, giấp phép lái xe, thẻ sinh viên... cùng số điện thoại để khách hàng liên hệ.

{keywords}

Cùng với đó, các ngõ phố, cột điện, bờ tường khu tập thể... những quảng cáo chào mời vay tiền tín chấp dán nhan nhản, còn vào mạng Internet thì chỉ cần gõ dòng chữ cho vay tín chấp, cũng ra hàng trăm kết quả, với các địa chỉ cho vay hấp dẫn liên tục chèo kéo khách hàng.

Tìm hiểu thì thấy, lãi suất phổ biến hiện nay được chia làm 2 loại, với những người có tài sản thế chấp như nhà, xe... được vay mức cao nhất tới 2 tỷ đồng, lãi suất từ 1.000- 2.000đồng/1 triệu đồng/ngày.

Còn vay tín chấp, chỉ có giấy tớ tùy thân, hộ khẩu, giấy phép lái xe... thì tùy mặt, tùy độ tin cậy mà cho vay với lãi suất cao hay thấp. Thông thường mức từ mức 3.000 đồng - 10.000 đồng/1triệu đồng/ngày.

Tại một cửa hàng cho vay tín chấp, kiêm cầm đồ tại Ngã Tư Sở, Thanh Xuân (Hà Nội), chủ hàng cho biết, cuối năm rất nhiều người cần tiền đến vay, trong khi nguồn huy động khan hiếm, nên bây giờ lãi là 5.000 đồng/1triệu đồng/ngày. Nếu anh chấp nhận thì làm thủ tục ngay, đợi thêm mấy ngày nữa lãi suất còn tăng. Hỏi về thủ tục, đúng là rất dễ dàng, hầu như không cần điều kiện, thế chấp nào cả. Khách hàng chỉ cần mang giấy tờ photo (kèm bản gốc để đối chứng) là có thể được giải ngân ngay lập tức.

Một khách hàng nữ đến vay 10 triệu đồng để lấy vốn kinh doanh được yêu cầu chứng minh nhân dân, hộ khẩu, địa chỉ đang ở. Sau khi xem xong, chủ hàng tuyên bố chỉ kịch là 8 triệu đồng.

Khi nhận được cái gật đầu, người này nói tiếp, tý có người đi cùng bà đến nơi ở để kiểm tra và bắt đưa điện thoại, bấm số người thân hỏi han, rồi ghi lại. Thủ tục như vậy là xong và mở két sắt xuất ra 7, 6 triệu đồng. Lãi vay trừ trước 10 ngày đầu và khi khách hàng cầm tiền về thì có người đi theo về chỗ ở.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Công ty Luật Basico, tín dụng đen ngày nay quảng cáo công khai và nhan nhản khắp nơi, lấn át cả khoan cắt bê tông trên các bờ tường, bảng tin, cột điện... trong mọi ngõ phố. Nếu như khoan cắt bê tông còn có thể bị thành phố dọa cắt số điện thoại vì gây mất mỹ quan, phản cảm, thì tín dụng đen chẳng hề bị cơ quan chức năng nào can thiệp.

Người nghèo trong vòng xoáy rủi ro

Thực tế cho thấy, nhu cầu mua sắm tiêu dùng luôn có, đặc biệt là vào dịp cuối năm. Vì vậy, dù có mức lãi "cắt cổ", nhưng tín dụng đen vẫn phát triển mạnh trong nhiều năm nay.

Chị Ngô Hồng Thịnh, làm công nhân tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội) cho biết, 2 vợ chồng đều là công nhân, thưởng Tết thường chỉ được khoảng 6 triệu đồng, năm nào tôi cũng phải vay nóng thêm 10 triệu đồng về quê ăn Tết. Vay xong thì ngoài Tết lại lo lắng chuyện trả nợ, có lần mấy ngày không trả được nợ, thấy chủ nợ gọi, không dám nghe máy, bất ngờ từ quên nhà mẹ tôi gọi lên nói, có đứa bạn nào gọi vào máy mẹ, hỏi con đi đâu, mấy ngày qua tìm không thấy làm cả nhà lo lắng...

{keywords}

Theo chị Thịnh, "đến hẹn lại lên" công nhân tại nơi chị làm gần Tết nhiều người thường vay tín dụng đen lấy tiền về quê. Những người nhà xa, không mang xe máy về theo, thì dùng làm tài sản thế chấp, vừa đỡ phải gửi, lại được hưởng lãi suất thấp, ra Tết đi làm lấy tiền thưởng đầu năm, lương thanh toán.

Cuối năm nhiều tiểu thương tại các chợ cũng nháo nhào lo tiền để lấy hàng tích trữ, thanh toán nợ nần. Vay ngân hàng không đủ điều kiện, tất cả đều tìm đến tín dụng đen.

Chị Hoa, một tiểu thương ở chợ Ngã Tư Sở cho biết: gần Tết cần lấy hàng thì nhu cầu tăng cao, người vay ít thì 10 triệu đồng, người vay nhiều vài chục triệu đồng. Ngày thường ít người vay thì lãi suất khoảng 2.000-2.500 đồng/1triệu đồng/ngày, nhưng thời điểm gần cuối năm, số người cần vốn nhiều thì lãi suất lên 5.000-7.000đồng/1 triệu đồng/ngày, thậm chí còn cao hơn.

Biết là lãi cao nhưng không còn cách nào khác, vì sinh kế mà phải theo. Làm ăn thuận lợi thì còn có chút để sống, chẳng may thua lỗ, không có tiền trả nợ thì khổ. Nhiều người kinh doanh nhỏ cứ trong vòng luẩn quẩn khó thoát.

Nhẩm tính ra, với lãi suất tín dụng đen đang cho vay, thấp nhất cũng ở mức 9%/tháng, còn cao lên đến 30%/tháng, tương đươmg với 108% - 360%/năm. Trong khi đó đối tượng vay chủ yếu là những người có thu nhập thấp, nghèo khó, càng vay lại càng thiệt thòi mà không biết làm cách nào khác.

Trần Thủy