Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) không đồng tình với quy định giám đốc doanh nghiệp đòi nợ phải có... bằng đại học.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có ý kiến góp ý cho dự thảo Sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, trong đó có nội dung liên quan đến kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Theo dự thảo, điều kiện về tiêu chuẩn đối với người quản lý, giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ là có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh; Chưa từng bị kết án...
Ngoài ra, mức vốn điều lệ tối thiểu đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ là 2 tỷ đồng.
VCCI băn khoăn: Không rõ tại sao doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ lại phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định? Nếu không có đủ nguồn vốn này thì các lợi ích công cộng nào sẽ bị tác động? Không nhận thấy tác động đáng kể nào từ hoạt động kinh doanh này liên quan đến lợi ích công cộng;
Xét bản chất, mối quan hệ giữa chủ nợ và doanh nghiệp đòi nợ được xác lập trên cơ sở các thỏa thuận tư. Những rủi ro phát sinh từ hoạt động đòi nợ (doanh nghiệp đòi nợ không trả lại số tiền nợ đã đòi được từ con nợ cho chủ nợ) thì sẽ được giải quyết tranh chấp trên cơ sở hợp đồng của hai bên, khoản tiền vốn pháp định mà doanh nghiệp phải đáp ứng sẽ không phải là yếu tố đảm bảo cho quyền lợi của chủ nợ (đó là chưa kể, khoản nợ có thể lớn hơn rất nhiều con số 2 tỷ đồng).
Vì vậy, theo VCCI, việc áp đặt điều kiện về vốn ban đầu của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ là chưa hợp lý, rất ít ý nghĩa thực tiễn trong khi lại là cản trở đáng kể việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp .
VCCI cũng đề nghị bỏ các điều kiện về trình độ của người quản lý, giám đốc chi nhánh, người lao động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ (quy định tại Điều 14, 15 Nghị định 104/2007/NĐ-CP). Bởi vì không nhận thấy bất kỳ đặc thù nào về trình độ chuyên môn của hoạt động kinh doanh này so với các ngành, nghề kinh doanh thông thường nào khác.
“Chú ý là nếu mục tiêu của quy định về điều kiện nhân lực của hoạt động kinh doanh này là nhằm hướng tới đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì đây không phải là mục tiêu phù hợp khi quy định về điều kiện kinh doanh theo quy định tại Luật đầu tư 2014”, theo VCCI.
H.Duy
Dán cáo phó, phát nhạc đám ma để đòi nợ
Để gây sức ép, ngày 10-6, đối tượng Tuân còn dán cáo phó, mở nhạc đám ma, uy hiếp tinh thần của vợ anh Giang...
Cho vay lãi cắt cổ, đòi nợ kiểu giang hồ
Vay tiêu dùng ở Việt Nam không những phải chịu lãi suất cắt cổ, mà khi không trả được nợ đúng hẹn, lại còn bị đòi theo kiểu “xã hội đen”khiến nhiều khách hàng hoảng sợ.
Đòi nợ thuê: Mặc đồng phục, báo cho công an biết
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải tự thiết kế trang phục. Đặc biệt, trang phục này phải được thông báo với cơ quan công an có thẩm quyền, chính quyền địa phương về việc sử dụng trang phục này.
Đòi nợ giang hồ: Bắt cóc, tống tiền và truy sát
Nạn nhân là người chuyên làm bảng hiệu quảng cáo, nhóm 7 đối tượng giang hồ đã đóng vai khách hàng, giả vờ gọi điện "mời" đến nhà để thi công.
Phê bình 13 cục thuế vì không mạnh tay đòi nợ
Lãnh đạo Bộ Tài chính vừa yêu cầu Tổng cục Thuế ban hành văn bản phê bình 13 cục thuế địa phương chưa thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế đối với doanh nghiệp nợ thuế lớn.