Trong khi hàng loạt đại gia ngàn tỷ, thậm chí tỷ USD không chia cổ tức nuôi tham vọng xây đế chế, thì nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ xíu, ngành siêu lạ,... kiếm triệu USD cho cổ đông.
Sở GDCK Hà Nội vừa chấp thuận cho CTCP 22 được đăng ký giao dịch 3,55 triệu cổ phiếu trên Sàn chứng khoán UPCOM, với mã chứng khoán C22. Ngày giao dịch đầu tiên là 24/5/2018. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 19.300 đồng/cổ phiếu.
Đây là doanh nghiệp do Tổng cục Hậu cần nắm quyền kiểm soát, có những sản phẩm được biết đến rộng rãi từ thời bao cấp như lương khô truyền thống và bánh quy với thương hiệu Hương Thảo.
C22 có vốn điều lệ khá khiêm tốn 35,5 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận hàng năm khá lớn với hơn 13 tỷ đồng trong năm 2017 và gần 14 tỷ đồng của năm trước đó. Vốn chủ sở hữu hiện tại là hơn 68 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận/VĐL là gần 37%, trong khi tỷ suất lợi nhuận/VCSH là gần 20%. Tỷ lệ cổ tức khá đều đặn ở mức 16%/năm.
DN chuyên sản xuất vàng mã xuất khẩu sang thị trường Đài Loan Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái (CAP) cũng vừa báo kết quả kinh doanh ấn tượng, lãi sau thuế quý 1/2018 tăng 60% cùng kỳ, lên 10,3 tỷ đồng. DN này lãi 15-32 tỷ đồng/năm trên tổng số vốn chưa tới 48 tỷ đồng. Dù bán vàng mã, DN ngành nghề lạ kiếm nửa tỷ đồng mỗi ngày.
TTCK năm 2017 cũng chứng kiến nhiều doanh nghiệp ngành nghề lạ lên sàn. CTCP Mai táng Hải Phòng (CPH) lên sàn UPCOM vào đầu tháng 2/2017 chuyên thực hiện chức năng quản lý và tổ chức các dịch vụ phục vụ tang lễ, mai táng, và quản lý nghĩa trang, cung cấp các hàng hóa phục vụ tại tang lễ,...
CPH hiện có 4,4 triệu cổ phiếu trên sàn UPCOM. Trong năm 2016, CPH thu về hơn 95 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận gần 9,2 tỷ đồng. Năm 2017, doanh thu đạt 102 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 8,6 tỷ đồng.
Một doanh nghiệp tí hon và có ngành nghề lạ khác là CTCP Siam Brothers Việt Nam (SBV). DN này niêm yết trên sàn HOSE và chuyên sản suất dây thừng, lưới đánh cá. SBV có 100% vốn đầu tư Thái Lan.
Dù vốn chỉ hơn 270 tỷ đồng nhưng Siam Brothers Việt Nam có doanh thu 2017 hơn 525 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 113 tỷ đồng. DN này chiếm 20-40% thị phần dây các loại trong lĩnh vực nông, ngư nghiệp. Riêng về thị phần dây thừng trong nước, SBV cung cấp khoảng 90% thị phần nội địa.
Bán vàng mã, DN kiếm nửa tỷ đồng/ngày. |
Công ty chuyên cung cấp đầu lọc thuốc lá Cát Lợi (CLC) cũng là một DN có tỷ suất lợi nhuận cao. CLC là công ty con của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) và chuyên cung cấp đầu lọc cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá điếu từ Bắc đến Nam.
CLC có vốn 260 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế 3 năm gần đây đều trên 100 tỷ đồng. DN này trả cổ tức đều đặn 20-35%/năm trong nhiều năm gần đây. Doanh thu của DN lên tới hơn 1.800 tỷ đồng.
Trên TTCK, giới đầu tư còn chứng kiến những DN có ngành nghề kinh doanh lạ và có kết quả kinh doanh tốt khác như: Diêm Thống Nhất (DTN). DTN có hơn 60 năm sản xuất sản phẩm diêm, bật lửa. Đây cũng là doanh nghiệp sản xuất diêm lửa duy nhất tại Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán.
Kết quả kinh doanh của Diêm Thống Nhất vẫn tương đối ấn tượng so với vốn điều lệ 22 tỷ đồng. Năm 2014, Diêm Thống Nhất ra mắt sản phẩm bật lửa Thống Nhất và sản lượng tiêu thụ ngay năm đầu tiên đạt 1,65 triệu chiếc. Liên tục hai năm 2015 và 2016 doanh số tăng theo cấp số nhân, đạt lần lượt 5,2 triệu chiếc và 8,5 triệu chiếc. Năm 2017, Diêm Thống Nhất ước tính bán 10 triệu chiếc bật lửa.
TTCK hiện có khoảng 1.400 công ty, doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên 3 sàn HOSE, HNX và UPCOM. Không ít DN có quy mô rất nhỏ, có DN một mình một lĩnh vực kinh doanh và có kết quả kinh doanh ấn tượng.
CTCP Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng - CICO (DCI) gần đây thông báo trả cổ tức tỷ lệ 258%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 25.818 đồng. DN dùng gần hết lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối năm 2017 chia cổ tức cho cổ đông.
M. Hà
Danh sách các đại gia và đất vàng được cấp ở Thủ Thiêm
Ngày 9-5, lãnh đạo Ban quản lý đầu tư xây dựng KĐTMTT cho biết, toàn bộ KĐTM này được chia thành 176 lô đất. Trong đó có 26 lô dành cho các công trình công cộng, còn lại 150 lô đất dạng thương mại.
Tín hiệu xấu với tỷ phú Trần Đình Long và đại gia Lê Phước Vũ
Ông chủ Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long chứng kiến lợi nhuận kỷ lục, lọt danh sách tỷ phú USD thế giới, vượt qua đại gia Lê Phước Vũ,... nhưng hiện phải đối mặt với những tín hiệu không mấy tốt lành.
Mua giá cực đắt, bất chấp lỗ ngàn tỷ: Âm mưu đại gia
Các tỷ phú người Thái chấp nhận mua cổ phiếu Việt giá cao, chấp nhận lỗ trong ngắn hạn. Họ thâu tóm các doanh nghiệp đầu ngành của Việt Nam bằng mọi giá và đang dấn sâu vào nền kinh tế Việt.