Hàng tỷ USD bốc hơi trong một thời gian ngắn khi cổ phiếu VPBank giảm giá 50%. Gia đình ông Ngô Chí Dũng nắm hơn 200 triệu cổ phiếu VPB đăng ký mua vào để nâng tỷ lệ sở hữu khi giá cổ phiếu về dưới mức chào sàn hồi giữa 2017.

Theo Sở GDCK TP.HCM (HOSE), bà Hoàng Anh Minh, vợ ông Ngô Chí Dũng - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank (VPB), vừa đăng ký mua thêm 5 triệu cổ phiếu VPB trong khoảng thời gian từ 1-30/6.

Nếu mua thành công bà Hoàng Anh Minh sẽ nắm giữ tổng cộng 72,9 triệu cổ phiếu, tương đương 4,642% vốn điều lệ VPBank.

Ông Ngô Chí Dũng hiện nắm hơn 70 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 4,4732% vốn điều lệ VPBank. Ngoài ra, mẹ ruột ông Dũng là bà Vũ Thị Quyên cũng đang sở hữu hơn 66,5 triệu cổ phiếu VPB.

Như vậy, gia đình đại gia Ngô Chí Dũng đang nắm giữ 204,4 triệu cổ phiếu VPBank. Số lượng cổ phần này sẽ tăng lên 209,4 triệu cổ phiếu sau khi bà Hoàng Anh Minh mua số cổ phiếu như đã đăng ký.

Thời gian qua, cú lao dốc của cổ phiếu VPBank trên sàn chứng khoán đã khiến túi tiền của gia đình ông Ngô Chí Dũng giảm từ đỉnh cao hơn 14.000 tỷ đồng xuống dưới 8.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, vốn hóa của VPBank giảm từ mức 4,6 tỷ USD xuống còn khoảng 2,3 tỷ USD.

Trước đó, VPBank đã có những bước tăng giá thần tốc trước và sau khi niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE. Trước năm 2016, đa số các cổ phiếu trên thị trường OTC đều nằm dưới mệnh giá trong một thời gian dài. Trong nửa cuối 2016 nhiều cổ phiếu trong đó có VPBank bứt phá nhanh và trước khi lên sàn ngày 17/8/2017 đã ở mức 3.x. 

{keywords}
Gia đình ông Ngô Chí Dũng đang nắm giữ 204,4 triệu cổ phiếu VPBank

Hàng loạt các vụ mua bán trước và sau khi niêm yết cùng với sự sôi sục của thị trường chứng khoán (TTCK) đã giúp cổ phiếu VPBank tăng vượt xa dự đoán của nhiều nhà đầu tư. Có lúc VPBank đã lên tới 70.000 đồng/cp, trong bối cảnh nhiều thương vụ chuyển nhượng trị giá ngàn tỷ diễn ra đối với cổ phiếu ngân hàng này.

Bên cạnh những nhóm cổ đông lớn đã lộ diện là: nhóm ông Ngô Chí Dũng (chủ tịch), nhóm ông Lô Bằng Giang (phó chủ tịch), nhóm ông Bùi Hải Quân (phó chủ tịch), thì các đại gia Việt bí ẩn mua bán hàng ngàn tỷ đồng cổ phiếu VPBank bất ngờ xuất hiện nhưng rồi âm thầm lặn sâu, gần như không để lại dấu vết trên thị trường.

Không chỉ VPBank, gần đây các cổ phiếu ngân hàng khác cũng giảm rất mạnh và là nhân tố chính khiến TTCK Việt Nam bốc hơi 22% trong chưa đầy 2 tháng. Trong khi cổ phiếu VPBank đánh mất toàn bộ thành quả trong gần một năm qua, thì cổ phiếu TPBank rời xa mốc của ngày đầu tiên chào sàn.

Trong phiên giao dịch ngày 28/5, nhóm ngân hàng là “tội đồ” khiến chỉ số VN-Index thủng mốc 930 điểm. Nhiều cổ phiếu ngân hàng giảm 6-8%.

Trước đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã có gần 3 năm tăng điểm, và tăng rất mạnh trong năm 2017 và đầu 2018. Đặc biệt, từ cuối năm 2017 đến nay nhóm cổ phiếu ngân hàng luôn dẫn dắt thị trường.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, tốc độ tăng giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng không quá bất thường nhờ vào sự tăng trưởng của về quy mô, doanh thu, lợi nhuận của nhóm này. Tuy nhiên, một số cổ phiếu ngân hàng được cho là đã tăng quá nhanh nhờ vào việc lên sàn đúng thời điểm. Nhiều cổ phiếu có giá cao hơn hẳn so với các ngân hàng lớn và lâu đời hoặc có kết quả kinh doanh tốt hơn.

Một số chuyên gia dự báo, nhóm cổ phiếu ngân hàng có thể sẽ có sự phân hóa mạnh trong thời gian tới. Nhiều ngân hàng Việt hiện vẫn còn khá trục trặc. Hệ thống ngân hàng còn nhiều lỗi và rủi ro.

Trên TTCK, sau nhiều phiên giảm liên tục, thị trường đã có phiên hồi phục khá ấn tượng hôm 29/5.

Sức cầu bắt đáy tập trung vào nhóm ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, xây dựng… đã giúp VN-Index tăng vọt 22 điểm. Ở chiều ngược lại, nhiều cổ phiếu trụ cột vẫn chịu áp lực bán ra như trường hợp Vingroup, Vinhomes, Sabeco, GAS,...

Mặc dù vậy, thanh khoản trên thị trường vẫn ở mức thấp. TTCK đã giảm rất nhanh trong thời gian qua chủ yếu do dòng tiền nội và ngoại rút ra mạnh mẽ. Nhiều NĐT chốt lời. Sự thắt chặt margin đối với các NĐT trong nước cũng khiến cho dòng tiền eo hẹp. Việc khối ngoại tái cơ cấu danh mục và một dòng vốn lớn bị bút vào các công ty lớn niêm yết trên sàn cũng ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường.

Một số CTCK cho rằng, thị trường đã có dấu hiệu xác định được đáy và có thể tiếp tục hồi phục.

Kết thúc phiên giao dịch 29/5, VN-index tăng 20,43 điểm lên 952,18 điểm; HNX-Index tăng 5,51 điểm lên 112,88 điểm. Upcom-Index tăng 1,24 điểm lên 52,33 điểm. Thanh khoản đạt 240 triệu cổ phần. Giá trị đạt 6,15 ngàn tỷ đồng.

V. Hà

Ngàn tỷ biến mất, nhà đại gia nhìn nhau tháo chạy

Ngàn tỷ biến mất, nhà đại gia nhìn nhau tháo chạy

Người nhà của hàng loạt đại gia dồn dập bán tháo cổ phiếu thời gian gần đây khi mà thị trường cổ phiếu biến động mạnh, cổ phiếu lao dốc không phanh.

Bay mất 6.000 tỷ: Vận đen 3 năm đổ đầu đại gia Lê Phước Vũ

Bay mất 6.000 tỷ: Vận đen 3 năm đổ đầu đại gia Lê Phước Vũ

Cú bốc hơi 6.000 tỷ đồng cùng với những thông tin xấu dồn dập khiến cổ phiếu doanh nghiệp nhà ông Lê Phước Vũ xuống sát đáy 3 năm.

Vận đen với Khaisilk, Vũ Nhôm, đại gia Lê Viết Hải chơi quả đậm 3 triệu USD

Vận đen với Khaisilk, Vũ Nhôm, đại gia Lê Viết Hải chơi quả đậm 3 triệu USD

Đại gia hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng Lê Viết Hải tiếp tục nâng sở hữu tại Tập đoàn xây dựng Hòa Bình sau một loạt cú sốc tin đồn liên quan tới Khaisilk và Vũ Nhôm.

Cú đòn từ Mỹ khiến tỷ phú Trần Đình Long, đại gia Lê Phước Vũ lo lắng

Cú đòn từ Mỹ khiến tỷ phú Trần Đình Long, đại gia Lê Phước Vũ lo lắng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump vừa bất ngờ dành cho Việt Nam một cú sốc. Các đại gia thép Việt có thể sẽ chịu những tác động tiêu cực lớn gấp nhiều lần so với các doanh nghiệp khác trên thế giới.