- Trong khi vàng được cả xã hội, từ trên xuống dưới quan tâm, chăm chút
phân tích mổ xẻ hàng ngày, thì số phận hạt gạo, là sản phẩm làm nên vinh quang
cho hàng nông sản Việt Nam, làm nên vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế, lại
hẩm hiu hơn nhiều.
Âm mưu biến thị trường vàng thành chợ cóc
Có hay không việc lách huy động vàng?
Dừng huy động, NH thu phí gửi vàng
Cần có luật quản lý vàng
Có hay không việc lách huy động vàng?
Dừng huy động, NH thu phí gửi vàng
Cần có luật quản lý vàng
Thỉnh thoảng người ta mới tổ chức một vài ba hội thảo về gạo, hay gần đây có le
lói những thông tin về việc Việt Nam chiếm ngôi số một thế giới. Nhưng rồi, tất
cả cũng nhanh chóng bị chìm đi trước cơn bão thông tin về kim loại quí là
vàng...
Cách đây không lâu, khi dịch vụ "giữ hộ vàng, trả lợi tức" nở rộ ở Việt Nam một chuyên gia kinh tế nước Mỹ khi đến Việt Nam đã phải ngỡ ngàng thốt lên: “Vẫn còn một nơi trên thế giới này, bạn nhờ người khác giữ đồ mà lại được trả tiền".
Nhưng câu chuyện kỳ quặc ấy cuối cùng cũng đã chính thức chấm dứt vào ngày 3/12/2012, khi NHNN có công văn số 7935 về dịch vụ quản lý, bảo quản, giữ hộ vàng. Theo đó, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện đúng các quy định của Luật các TCTD, Chỉ thị số 05/CT-NHNN khi thực hiện cung ứng dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản (bao gồm cả dịch vụ giữ hộ vàng).
Theo đó: “không trả lãi, lợi tức, phí và các hình thức khác cho khách hàng” thậm chí “Khách hàng phải trả phí cho TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện dịch vụ”
Thực ra, không phải chỉ có người nước ngoài như ông chuyên gia người Mỹ kia ngỡ ngàng với việc vừa được gửi vàng, vừa được trả lãi ở Việt Nam, dư luận trong nước đã không ít lần lên tiếng về câu chuyện phi lý này. Sự thắc mắc của họ là có căn cứ, bởi cớ gì việc gửi xe ô tô, xe máy phải mất phí, gửi nhờ giữ nhà, cũng mất phí... vậy tại sao riêng với gửi vàng thì không những không mất phí mà còn phải trả phí cho người gửi? Liệu có loại tài sản nào mà "dịch vụ giữ hộ" không những không mất phí, lại còn được trả lãi?…
Thực ra, chẳng phải là người ta quí hóa, thần thánh hóa vàng đến độ phải bỏ tiền để được “ôm vàng” đâu. Tuy nhiên, trong bối cảnh lúc bấy giờ cơ quan chủ quản là NHNN còn chưa có qui định rạch ròi giữa “huy động” và “giữ hộ” là gì thì các ngân hàng thương mại tội gì không tranh thủ bối cảnh nhập nhèm như thế để lách quy định cấm huy động vàng, nhất là trong trong bối cảnh nhiều đơn vị đang gặp khó khăn về thanh khoản và phải chạy đua trối chết để tăng giá trị tài sản và vốn điều lệ theo yêu cầu của NHNN.
Cái “lý có chân” ấy thì ai mà chẳng hiểu, đặc biệt là những nhà chuyên nghiệp như mấy ông ngân hàng thương mại, tuy nhiên nói như dân gian thì “Túng thì làm liều, thiếu thì làm càn”, nếu như không làm như vậy thì làm sao các đơn vị có thể đủ “định mức” trong bối cảnh NHNN đang thắt chặt các chỉ tiêu như vốn pháp định, khả năng thanh khoản…
Cũng may, cuối cùng thì cái chuyện phi lý trên cũng đi vào hồi kết. Đó là chuyện thường tình, hợp qui luật thị trường và mấy ông chuyên gia tài chính người Mỹ khỏi phải “ngỡ ngàng” khi đến Việt Nam!
Cũng lên quan đến vàng, gần đây người ta cũng nói đến một sự lạ khác. Hình như cả xã hội Việt Nam từ nơi trang trọng như bàn nghị sự Quốc hội cho đến tất tật các từng lớp xã hội người ta cứ mải mê bàn tán, chăm chú về vàng , ngất ngư lắc lư với từng cơn sóng lên xuống của giá vàng nội, vàng ngoại.
Mặc dù, trên thực tế những người có vàng hiện nay ở Việt nam không nhiều, các đối tượng “chơi” vàng lại càng ít hơn. Bởi nói gì thì nói vàng vẫn là một loại hàng hóa xa xỉ không phải ai cũng có điều kiện để tích trữ, giữ gìn chứ chưa nói là để đầu tư đầu cơ.
Trong khi đó, năm 2012 này thị trường Việt Nam và thế giới chứng kiến sự đăng quang ngoạn mục của một mặt hàng có quan hệ than thiết bậc nhất với hang chục triệu người Việt Nam, và cũng rất thân thiện với hang chục hang trăm triệu người khác trên thế giới: gạo.
Cách đây không lâu, khi dịch vụ "giữ hộ vàng, trả lợi tức" nở rộ ở Việt Nam một chuyên gia kinh tế nước Mỹ khi đến Việt Nam đã phải ngỡ ngàng thốt lên: “Vẫn còn một nơi trên thế giới này, bạn nhờ người khác giữ đồ mà lại được trả tiền".
Nhưng câu chuyện kỳ quặc ấy cuối cùng cũng đã chính thức chấm dứt vào ngày 3/12/2012, khi NHNN có công văn số 7935 về dịch vụ quản lý, bảo quản, giữ hộ vàng. Theo đó, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện đúng các quy định của Luật các TCTD, Chỉ thị số 05/CT-NHNN khi thực hiện cung ứng dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản (bao gồm cả dịch vụ giữ hộ vàng).
Theo đó: “không trả lãi, lợi tức, phí và các hình thức khác cho khách hàng” thậm chí “Khách hàng phải trả phí cho TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện dịch vụ”
Thực ra, không phải chỉ có người nước ngoài như ông chuyên gia người Mỹ kia ngỡ ngàng với việc vừa được gửi vàng, vừa được trả lãi ở Việt Nam, dư luận trong nước đã không ít lần lên tiếng về câu chuyện phi lý này. Sự thắc mắc của họ là có căn cứ, bởi cớ gì việc gửi xe ô tô, xe máy phải mất phí, gửi nhờ giữ nhà, cũng mất phí... vậy tại sao riêng với gửi vàng thì không những không mất phí mà còn phải trả phí cho người gửi? Liệu có loại tài sản nào mà "dịch vụ giữ hộ" không những không mất phí, lại còn được trả lãi?…
Thực ra, chẳng phải là người ta quí hóa, thần thánh hóa vàng đến độ phải bỏ tiền để được “ôm vàng” đâu. Tuy nhiên, trong bối cảnh lúc bấy giờ cơ quan chủ quản là NHNN còn chưa có qui định rạch ròi giữa “huy động” và “giữ hộ” là gì thì các ngân hàng thương mại tội gì không tranh thủ bối cảnh nhập nhèm như thế để lách quy định cấm huy động vàng, nhất là trong trong bối cảnh nhiều đơn vị đang gặp khó khăn về thanh khoản và phải chạy đua trối chết để tăng giá trị tài sản và vốn điều lệ theo yêu cầu của NHNN.
Cái “lý có chân” ấy thì ai mà chẳng hiểu, đặc biệt là những nhà chuyên nghiệp như mấy ông ngân hàng thương mại, tuy nhiên nói như dân gian thì “Túng thì làm liều, thiếu thì làm càn”, nếu như không làm như vậy thì làm sao các đơn vị có thể đủ “định mức” trong bối cảnh NHNN đang thắt chặt các chỉ tiêu như vốn pháp định, khả năng thanh khoản…
Cũng may, cuối cùng thì cái chuyện phi lý trên cũng đi vào hồi kết. Đó là chuyện thường tình, hợp qui luật thị trường và mấy ông chuyên gia tài chính người Mỹ khỏi phải “ngỡ ngàng” khi đến Việt Nam!
Cũng lên quan đến vàng, gần đây người ta cũng nói đến một sự lạ khác. Hình như cả xã hội Việt Nam từ nơi trang trọng như bàn nghị sự Quốc hội cho đến tất tật các từng lớp xã hội người ta cứ mải mê bàn tán, chăm chú về vàng , ngất ngư lắc lư với từng cơn sóng lên xuống của giá vàng nội, vàng ngoại.
Mặc dù, trên thực tế những người có vàng hiện nay ở Việt nam không nhiều, các đối tượng “chơi” vàng lại càng ít hơn. Bởi nói gì thì nói vàng vẫn là một loại hàng hóa xa xỉ không phải ai cũng có điều kiện để tích trữ, giữ gìn chứ chưa nói là để đầu tư đầu cơ.
Trong khi đó, năm 2012 này thị trường Việt Nam và thế giới chứng kiến sự đăng quang ngoạn mục của một mặt hàng có quan hệ than thiết bậc nhất với hang chục triệu người Việt Nam, và cũng rất thân thiện với hang chục hang trăm triệu người khác trên thế giới: gạo.
|
Phải nói sau 2 thập kỷ hội nhập, từ chỗ thiếu gạo để ăn, chúng ta đã lần lượt đi qua các tầng bậc: đủ ăn, bắt đầu xuất khẩu và năm 2012 đã vượt qua người Thái để giữ ngôi vị số 1 thế giới về mặt hang xuất khẩu này. Không chỉ là hào quang của ngôi vua, hạt gạo Việt Nam thực sự đã làm đổi đời cho hang triệu người sản xuất trong nước và phục vụ cho cả thế giới.
Nhưng thật kỳ lạ, vị thế của gạo ở Việt Nam hiện nay thua xa so với vàng. Trong khi giá vàng được cả xã hội, từ trên xuống dưới quan tâm, chăm chút phân tích mổ xẻ hang ngày, thì số phận hạt gạo –thứ nông sản làm nên vinh quang cho hang nông sản Việt Nam lại hẩm hiu hơn nhiều. Thỉnh thoảng hoặc tại đồng bằng song cửu long –vựa lúa của cả nước người ta mới tổ chức một vài ba hội thảo về gạo, nhưng cũng nhanh chóng bị chìm đi trước cơn bão thông tin về giá vàng, về giá “đô”.
Trong khi đó, trên thực tế gạo Việt đang phải đối mặt với bao vấn đề nan giải. Mặc dù, chúng ta đang là vua về mặt danh nghĩa về gạo xuất khẩu nhưng gạo chúng ta vẫn không thể “lên kệ” được trên thị trường nước ngoài, vì chất lượng không cao, đặc biệt phải núp bóng những thương hiệu của nước ngoài, không tài nào mở mày mở mặt được. Cũng vì vậy, tuy lượng gạo xuất khẩu của chúng ta là vô địch nhưng giá trị thu lại chẳng là bao.
Trong bối cảnh ấy, nếu hạt gạo, với vị thế to lớn của mình được các nhà chuyên môn chăm chút hơn thì cũng là điều hợp lý, hợp tình. Bởi vì, nó không chỉ là câu chuyện sống còn hàng ngày của toàn dân và còn tác động đến sự phát triển và an sinh của cả nước trong giai đoạn khó khăn. Thậm chí, hạt gạo còn thể hiện sự đóng góp của Việt Nam trên bình diện quốc tế.
Một chuyên gia về đàm phán quốc tế của Việt Nam vừa trở về sau một chuyến cống tác tâm sự, khi đi ra ngoài, bàn về chuyện hợp tác, việc trợ… các đối tác đều đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong bình ổn giá gạo thế giới. Họ luôn lo lắng trước nguy cơ giá lương thực toàn cầu đang tăng lên và rất kỳ vọng Việt Nam thể hiện vai trò của một nước đóng góp lớn cho an ninh lương thực toàn thế thế.
Thế nhưng, về đến Việt Nam, có vẻ như chuyện gạo trở nên lạc lõng, nói về gạo có khi là lạc hậu. Vì tất cả đều nóng theo vàng. Không hiểu sao người ta vẫn xem thường gạo, mà quí vàng hơn, đó là một thực tế. phải chăng vì “chơi” vàng thì sang hơn trồng lúa. Đó hẳn là điều đáng suy nghĩ.
Tâm Thời