Hàng hiệu là khái niệm dùng để chỉ những sản phẩm chất lượng cao, có thương hiệu nổi tiếng, đã qua thẩm định của thị trường và giới chuyên môn về cách thức sản xuất cũng như phân phối. Hàng hiệu trong phạm vi bài viết được sử dụng để nói về lĩnh vực thời trang.
Thêm “hàng hiệu” Gucci nhập từ Trung Quốc
Hàng hiệu siêu sang đổ bộ vào Việt Nam
Những chiêu lừa khuynh đảo thị trường hàng hiệu
Chỉ có 10 DN bán hàng hiệu thật ở Việt Nam
Hàng hiệu siêu sang đổ bộ vào Việt Nam
Những chiêu lừa khuynh đảo thị trường hàng hiệu
Chỉ có 10 DN bán hàng hiệu thật ở Việt Nam
Chiếc áo và thầy tu
Ngạn ngữ có câu “Chiếc áo chẳng làm nên thầy tu” nhưng xã hội ngày càng văn minh, người ta chú ý hơn đến quyền năng vô hình của ngôn ngữ trang phục. Sự quan tâm ấy không dừng lại ở công dụng, chất liệu, độ thời trang của trang phục mà còn cả những chiếc logo của thương hiệu được phát âm tròn vành nhưng có quyền năng tuyệt đối quyết định giá trị sản phẩm.
“Chiếc áo” được xếp vào nhóm hàng hiệu ấy không dành riêng cho một giới, một ngành nghề nào, đó là nhu cầu làm đẹp và thể hiện bản thân, nó thu hút sự chú ý và mong muốn được sở hữu với phần đông mọi người.
Nhìn nhận một cách thực tế, giá trị mà “chiếc áo” mang tới cho “thầy tu” rất lớn. Giá trị ấy đến từ chất lượng, công dụng của sản phẩm và cao nhất là giá trị vô hình của thương hiệu tỏa ra từ chiếc logo ở vị trí đẹp mắt trên sản phẩm. Bản thân người mặc sẽ nhận ra sự khác biệt mà mọi người dành cho mình khi nhìn thấy chiếc logo ấy, và chắc họ cũng biết rằng rất nhiều người đang thầm mong có cơ hội sở hữu sản phẩm cao cấp như thế.
Dù vô tình hay cố ý, người sử dụng hàng hiệu luôn tạo cho mình một phong cách riêng, một đẳng cấp riêng. Thế nên, có hẳn cụm từ “văn hóa hàng hiệu” để luận bàn, và bao quanh là cả chuyện làm giả hàng hiệu, dịch vụ cho thuê đồ hiệu, trốn thuế hàng hiệu…
Trong một thế giới phát triển nhanh chóng mặt, công nghiệp thời trang chạy nhanh hơn nhiều so với mức gia tăng của túi tiền, người tiêu dùng buộc phải cẩn trọng để chọn mặt gửi vàng vào những thương hiệu uy tín.
Ông Nguyễn Trọng Phi – người có nhiều kinh nghiệm kinh doanh thời trang hàng
hiệu, Tổng giám đốc Công ty TNHH Giovanni Việt Nam chia sẻ: “Mọi thương hiệu
thời trang sẽ có được sự tin dùng của người tiêu dùng nếu họ luôn trung thành
với những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng trong sản xuất, kinh doanh, phân
phối sản phẩm. Và trên hết, người tiêu dùng cần có kiến thức về hàng hiệu, nên
tìm mua hàng hiệu ở những địa chỉ uy tín, chú ý đến tên tuổi của thương hiệu.
Hãy là người tiêu dùng thông minh trong mua hàng, tránh việc phải bỏ ra một
khoản tiền lớn rồi trở thành người tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái”.
Những nẻo đường hàng hiệu…
Hàng hiệu vào Việt Nam qua nhiều đường, theo con đường chính thống có thể kể qua hai hình thức: đại lý phân phối độc quyền và nhượng quyền thương hiệu.
Đại lý phân phối độc quyền từ chính hãng hoặc khu vực Châu Á là hình thức kinh doanh phổ biến của các thương hiệu như Gucci, Prada, Versace... với mức chiết khấu dao động trong khoảng 35%.
Doanh nghiệp là đại lý phân phối phải kí hợp đồng với những điều khoản chặt chẽ và được bảo hộ tại Việt Nam. Họ sẽ chịu trách nhiệm với hãng trong việc nhập khẩu, phân phối, trưng bày và giữ gìn hình ảnh thương hiệu tại nước mình. Với chi phí kinh doanh vô cùng lớn mà doanh nghiệp phải bỏ ra và uy tín của doanh nghiệp với hãng và người tiêu dùng thì doanh nghiệp không dám “mạo hiểm” nhập khẩu hoặc sản xuất hàng nhái trà trộn vào bán kiếm lời.
Hình thức kinh doanh hàng hiệu thứ hai tại Việt Nam là nhượng quyền thương hiệu. Doanh nghiệp sau khi mua quyền sản xuất và kinh doanh tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, họ phải tự tạo thị trường, tìm nhà sản xuất uy tín, tìm nguồn nguyên liệu chất lượng đảm bảo cho sản phẩm sản xuất ra theo tiêu chuẩn của hãng... Với hình thức kinh doanh này, doanh nghiệp được nhượng quyền hoàn toàn độc lập từ khâu sản xuất, phân phối và kinh doanh sản phẩm đến xây dựng thương hiệu.
Chính vì vậy, sẽ không có chuyện sản xuất hàng giả, hàng nhái vào bán cùng hàng thật, bởi việc làm ấy không khác gì “Gậy ông đập lưng ông”.
Ngoài ra, hàng hiệu vào Việt Nam còn theo hình thức hộ kinh doanh cá thể, nhập hàng theo đường xách tay, mua lại… Người tiêu dùng sẽ thấy ở cửa hàng của hộ kinh doanh cá thể sự xuất hiện của nhiều thương hiệu khác nhau cùng được bày bán nhưng không là đại lý cho một thương hiệu nào.
Vụ việc Gucci&Milano khiến nhiều người đặt nghi vấn về giá trị hàng hiệu phân phối tại Việt Nam. Tuy nhiên, vụ việc trên chỉ là trường hợp hy hữu của một hộ kinh doanh cá thể, người tiêu dùng có thể tìm đến những thương hiệu thời trang thông qua các doanh nghiệp uy tín nhập khẩu vào Việt Nam dưới hình thức đại lý phân phối độc quyền hoặc nhượng quyền thương mại, được bày bán tại các cửa hiệu, trung tâm thương mại… với hệ thống cửa hàng có biển hiệu rõ ràng, có giấy phép nhập khẩu, sản phẩm có bảo hành và kinh doanh duy nhất sản phẩm của một thương hiệu.
Có thể khẳng định lại, hàng hiệu cao cấp tại Việt Nam vẫn hoàn toàn giữ được niềm tin của người tiêu dùng bởi những “tay buôn” hàng hiệu uy tín. Những doanh nghiệp luôn đặt chữ tín lên hàng đầu để cùng thương hiệu làm gia tăng giá trị vô hình của chiếc logo quyền năng, không ngừng thay đổi và nâng cao chất lượng hàng hóa để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, tiêu biểu như thời trang cao cấp Giovanni, Prada, Calvin Klein… đã lưu tiếng thơm trong lòng người tiêu dùng bởi uy tín của thương hiệu và chất lượng sản phẩm được khẳng định qua thời gian.
Không ai có thể phủ nhận được giá trị hàng hiệu mang đến cho người tiêu dùng và cũng không ai phủ nhận lợi nhuận của kinh doanh hàng hiệu mang lại cho doanh nghiệp. Bài toán lợi nhuận đặt lên hàng đầu nên nhiều người kinh doanh tìm mọi cách đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng, kể cả việc sử dụng những chiêu trò kinh doanh làm mất niềm tin của người tiêu dùng.
Lan Vũ
Ngạn ngữ có câu “Chiếc áo chẳng làm nên thầy tu” nhưng xã hội ngày càng văn minh, người ta chú ý hơn đến quyền năng vô hình của ngôn ngữ trang phục. Sự quan tâm ấy không dừng lại ở công dụng, chất liệu, độ thời trang của trang phục mà còn cả những chiếc logo của thương hiệu được phát âm tròn vành nhưng có quyền năng tuyệt đối quyết định giá trị sản phẩm.
“Chiếc áo” được xếp vào nhóm hàng hiệu ấy không dành riêng cho một giới, một ngành nghề nào, đó là nhu cầu làm đẹp và thể hiện bản thân, nó thu hút sự chú ý và mong muốn được sở hữu với phần đông mọi người.
Nhìn nhận một cách thực tế, giá trị mà “chiếc áo” mang tới cho “thầy tu” rất lớn. Giá trị ấy đến từ chất lượng, công dụng của sản phẩm và cao nhất là giá trị vô hình của thương hiệu tỏa ra từ chiếc logo ở vị trí đẹp mắt trên sản phẩm. Bản thân người mặc sẽ nhận ra sự khác biệt mà mọi người dành cho mình khi nhìn thấy chiếc logo ấy, và chắc họ cũng biết rằng rất nhiều người đang thầm mong có cơ hội sở hữu sản phẩm cao cấp như thế.
Dù vô tình hay cố ý, người sử dụng hàng hiệu luôn tạo cho mình một phong cách riêng, một đẳng cấp riêng. Thế nên, có hẳn cụm từ “văn hóa hàng hiệu” để luận bàn, và bao quanh là cả chuyện làm giả hàng hiệu, dịch vụ cho thuê đồ hiệu, trốn thuế hàng hiệu…
Trong một thế giới phát triển nhanh chóng mặt, công nghiệp thời trang chạy nhanh hơn nhiều so với mức gia tăng của túi tiền, người tiêu dùng buộc phải cẩn trọng để chọn mặt gửi vàng vào những thương hiệu uy tín.
Những nẻo đường hàng hiệu…
Hàng hiệu vào Việt Nam qua nhiều đường, theo con đường chính thống có thể kể qua hai hình thức: đại lý phân phối độc quyền và nhượng quyền thương hiệu.
Đại lý phân phối độc quyền từ chính hãng hoặc khu vực Châu Á là hình thức kinh doanh phổ biến của các thương hiệu như Gucci, Prada, Versace... với mức chiết khấu dao động trong khoảng 35%.
Doanh nghiệp là đại lý phân phối phải kí hợp đồng với những điều khoản chặt chẽ và được bảo hộ tại Việt Nam. Họ sẽ chịu trách nhiệm với hãng trong việc nhập khẩu, phân phối, trưng bày và giữ gìn hình ảnh thương hiệu tại nước mình. Với chi phí kinh doanh vô cùng lớn mà doanh nghiệp phải bỏ ra và uy tín của doanh nghiệp với hãng và người tiêu dùng thì doanh nghiệp không dám “mạo hiểm” nhập khẩu hoặc sản xuất hàng nhái trà trộn vào bán kiếm lời.
Hình thức kinh doanh hàng hiệu thứ hai tại Việt Nam là nhượng quyền thương hiệu. Doanh nghiệp sau khi mua quyền sản xuất và kinh doanh tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, họ phải tự tạo thị trường, tìm nhà sản xuất uy tín, tìm nguồn nguyên liệu chất lượng đảm bảo cho sản phẩm sản xuất ra theo tiêu chuẩn của hãng... Với hình thức kinh doanh này, doanh nghiệp được nhượng quyền hoàn toàn độc lập từ khâu sản xuất, phân phối và kinh doanh sản phẩm đến xây dựng thương hiệu.
Chính vì vậy, sẽ không có chuyện sản xuất hàng giả, hàng nhái vào bán cùng hàng thật, bởi việc làm ấy không khác gì “Gậy ông đập lưng ông”.
Ngoài ra, hàng hiệu vào Việt Nam còn theo hình thức hộ kinh doanh cá thể, nhập hàng theo đường xách tay, mua lại… Người tiêu dùng sẽ thấy ở cửa hàng của hộ kinh doanh cá thể sự xuất hiện của nhiều thương hiệu khác nhau cùng được bày bán nhưng không là đại lý cho một thương hiệu nào.
Vụ việc Gucci&Milano khiến nhiều người đặt nghi vấn về giá trị hàng hiệu phân phối tại Việt Nam. Tuy nhiên, vụ việc trên chỉ là trường hợp hy hữu của một hộ kinh doanh cá thể, người tiêu dùng có thể tìm đến những thương hiệu thời trang thông qua các doanh nghiệp uy tín nhập khẩu vào Việt Nam dưới hình thức đại lý phân phối độc quyền hoặc nhượng quyền thương mại, được bày bán tại các cửa hiệu, trung tâm thương mại… với hệ thống cửa hàng có biển hiệu rõ ràng, có giấy phép nhập khẩu, sản phẩm có bảo hành và kinh doanh duy nhất sản phẩm của một thương hiệu.
Có thể khẳng định lại, hàng hiệu cao cấp tại Việt Nam vẫn hoàn toàn giữ được niềm tin của người tiêu dùng bởi những “tay buôn” hàng hiệu uy tín. Những doanh nghiệp luôn đặt chữ tín lên hàng đầu để cùng thương hiệu làm gia tăng giá trị vô hình của chiếc logo quyền năng, không ngừng thay đổi và nâng cao chất lượng hàng hóa để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, tiêu biểu như thời trang cao cấp Giovanni, Prada, Calvin Klein… đã lưu tiếng thơm trong lòng người tiêu dùng bởi uy tín của thương hiệu và chất lượng sản phẩm được khẳng định qua thời gian.
Không ai có thể phủ nhận được giá trị hàng hiệu mang đến cho người tiêu dùng và cũng không ai phủ nhận lợi nhuận của kinh doanh hàng hiệu mang lại cho doanh nghiệp. Bài toán lợi nhuận đặt lên hàng đầu nên nhiều người kinh doanh tìm mọi cách đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng, kể cả việc sử dụng những chiêu trò kinh doanh làm mất niềm tin của người tiêu dùng.
Lan Vũ