- Những DN bé, thường bị các DN lớn, tập đoàn của các đại gia xem là đàn em, vệ tinh… thậm chí lên sàn cũng chỉ được xem là hạng “gà”, hạng ‘lông’. Tuy nhiên, khi không ít đại gia thua lỗ, đổ vỡ thì bọn “đàn em’ lại khiến không ít đại gia giật mình khi bị vượt về nhiều mặt.
Báo cáo chứng khoán của Táo quân 2013
Điểm mặt công ty chứng khoán: Lỗ khủng, nợ xấu
Bầu Thụy rước lỗ trăm tỷ vì chứng khoán
Gia đình đại gia mất ngàn tỷ vì chứng khoán
Điểm mặt công ty chứng khoán: Lỗ khủng, nợ xấu
Bầu Thụy rước lỗ trăm tỷ vì chứng khoán
Gia đình đại gia mất ngàn tỷ vì chứng khoán
Bé hạt tiêu
Cổ phiếu tốt chưa hẳn đã được giới đầu tư chứng khoán chú ý, nhưng đây vẫn là những mã giá trị luôn mang lại lợi ích cho cổ đông. Trên sàn chứng khoán vẫn có những cổ phiếu tốt của các DN lớn được các nhà đầu tư săn tìm. Tuy nhiên, cái tốt của các cổ phiếu đó đến từ nhiều lợi thế về quy mô, các cổ đông, thương hiệu…
Còn nếu xét về mặt hiệu quả, có lẽ nhiều DN lớn phải ngả mũ kính phục không ít DN bé nhỏ với kết quả kinh doanh rất ấn tượng, độ ổn định cao và nhất là cổ tức tốt.
Công ty cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang (HGM) vừa công bố lợi nhuận sau thuế quý IV/2012 của HGM đạt 36,6 tỷ đồng, tăng so với mức 34,83 tỷ đồng cùng kỳ. Lũy kế cả năm, HGM đạt 137,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 55% so với kế hoạch.
Xét về quy mô thì các con số nói trên thì không có gì đáng nói. Nhưng so với vốn điều lệ 60 tỷ đồng, mức lợi nhuận nói trên là rất lớn. Lợi nhuận/một cổ phiếu (EPS) của HGM đang dẫn đầu hai sàn HOSE và HNX.
Với EPS lên tới 21.874 đồng, HGM đang bỏ khá xa vị trí thứ hai TCT (với 16.796 đồng) và gấp cả chục lần so với mức EPS 2.000-3.000 đồng của đại đa số các cổ phiếu khác, chưa kể đến rất rất nhiều doanh nghiệp có EPS âm trong năm vừa qua.
Không những thế, HGM là một trong số ít công ty tiền mặt dồi dào, không có vay nợ ngân hàng, trả cổ tức cao (tạm ứng hai đợt 2012 là 100%) và vẫn có lợi nhuận tích lũy cao với vốn chủ sở hữu tới cuối tháng quý III/2012 đã lên tới 275 tỷ đồng.
Dù kém khá xa HGM, nhưng cổ đông của Công ty Cổ phần Cáp treo Núi Bà Tây Ninh (TCT) có lẽ cũng vui mừng không kém khi doanh nghiệp có EPS đứng vị trí á quân trên sàn với 16.796 đồng trong năm 2012. Trong ba năm liên tiếp vừa qua, EPS của của TCT luôn đạt bằng khoảng mệnh giá.
Là một doanh nghiệp có quy mô khá nhỏ bé so với các đơn vị khác trên sàn chứng khoán với vốn điều lệ gần 32 tỷ đồng, nhưng thu nhập của TCT không hề nhỏ bé. Hơn thế, lợi nhuận của DN vẫn đang tiếp tục theo chiều hướng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước.
Công ty Cổ phần Bến xe Miền Tây (WCS) là một trường hợp không thu hút được sự chú ý của giới đầu tư do quy mô nhỏ (25 tỷ đồng), ngành nghề kinh doanh có vẻ không hấp dẫn. Tuy nhiên, lợi nhuận của DN này lại đang tăng trưởng rất ổn định trong suốt 5 năm gần đây.
Riêng trong năm 2012, EPS của WCS bất ngờ tăng vọt lên gần 10.000 đồng và lọt tốp 10 doanh nghiệp có EPS cao nhất 2012, so với mức ổn định khoảng 7.000 đồng trong ba năm trước đó.
Khá nhiều mã tên tuổi ít được biết đến khác cũng có hiệu quả kinh doanh cực cao với EPS đạt từ 7.000 đồng trở lên như: NNC, CAP, HLD, HLC, KTS, NSC, DSN… Một số doanh nghiệp tầm trung kinh doanh ổn định trong ngành nghề cốt lõi của mình cũng đạt được hiệu quả cao như: Cảng Đình Vũ, Cao su Đồng Phú, Cao su Tây Ninh, Nhựa Bình Minh, Traphaco, Dược Hậu Giang…
Cổ phiếu tốt chưa hẳn đã được giới đầu tư chứng khoán chú ý, nhưng đây vẫn là những mã giá trị luôn mang lại lợi ích cho cổ đông. Trên sàn chứng khoán vẫn có những cổ phiếu tốt của các DN lớn được các nhà đầu tư săn tìm. Tuy nhiên, cái tốt của các cổ phiếu đó đến từ nhiều lợi thế về quy mô, các cổ đông, thương hiệu…
Còn nếu xét về mặt hiệu quả, có lẽ nhiều DN lớn phải ngả mũ kính phục không ít DN bé nhỏ với kết quả kinh doanh rất ấn tượng, độ ổn định cao và nhất là cổ tức tốt.
Công ty cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang (HGM) vừa công bố lợi nhuận sau thuế quý IV/2012 của HGM đạt 36,6 tỷ đồng, tăng so với mức 34,83 tỷ đồng cùng kỳ. Lũy kế cả năm, HGM đạt 137,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 55% so với kế hoạch.
Xét về quy mô thì các con số nói trên thì không có gì đáng nói. Nhưng so với vốn điều lệ 60 tỷ đồng, mức lợi nhuận nói trên là rất lớn. Lợi nhuận/một cổ phiếu (EPS) của HGM đang dẫn đầu hai sàn HOSE và HNX.
Với EPS lên tới 21.874 đồng, HGM đang bỏ khá xa vị trí thứ hai TCT (với 16.796 đồng) và gấp cả chục lần so với mức EPS 2.000-3.000 đồng của đại đa số các cổ phiếu khác, chưa kể đến rất rất nhiều doanh nghiệp có EPS âm trong năm vừa qua.
Không những thế, HGM là một trong số ít công ty tiền mặt dồi dào, không có vay nợ ngân hàng, trả cổ tức cao (tạm ứng hai đợt 2012 là 100%) và vẫn có lợi nhuận tích lũy cao với vốn chủ sở hữu tới cuối tháng quý III/2012 đã lên tới 275 tỷ đồng.
Dù kém khá xa HGM, nhưng cổ đông của Công ty Cổ phần Cáp treo Núi Bà Tây Ninh (TCT) có lẽ cũng vui mừng không kém khi doanh nghiệp có EPS đứng vị trí á quân trên sàn với 16.796 đồng trong năm 2012. Trong ba năm liên tiếp vừa qua, EPS của của TCT luôn đạt bằng khoảng mệnh giá.
Là một doanh nghiệp có quy mô khá nhỏ bé so với các đơn vị khác trên sàn chứng khoán với vốn điều lệ gần 32 tỷ đồng, nhưng thu nhập của TCT không hề nhỏ bé. Hơn thế, lợi nhuận của DN vẫn đang tiếp tục theo chiều hướng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước.
Công ty Cổ phần Bến xe Miền Tây (WCS) là một trường hợp không thu hút được sự chú ý của giới đầu tư do quy mô nhỏ (25 tỷ đồng), ngành nghề kinh doanh có vẻ không hấp dẫn. Tuy nhiên, lợi nhuận của DN này lại đang tăng trưởng rất ổn định trong suốt 5 năm gần đây.
Riêng trong năm 2012, EPS của WCS bất ngờ tăng vọt lên gần 10.000 đồng và lọt tốp 10 doanh nghiệp có EPS cao nhất 2012, so với mức ổn định khoảng 7.000 đồng trong ba năm trước đó.
Khá nhiều mã tên tuổi ít được biết đến khác cũng có hiệu quả kinh doanh cực cao với EPS đạt từ 7.000 đồng trở lên như: NNC, CAP, HLD, HLC, KTS, NSC, DSN… Một số doanh nghiệp tầm trung kinh doanh ổn định trong ngành nghề cốt lõi của mình cũng đạt được hiệu quả cao như: Cảng Đình Vũ, Cao su Đồng Phú, Cao su Tây Ninh, Nhựa Bình Minh, Traphaco, Dược Hậu Giang…
Đậm và chất
Một điểm chung của các DN có kết quả tốt trong năm 2012 là đa số đều tập trung hoạt động vào một lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của mình.
Nếu như Khoáng sản Hà Giang tập trung vào khai thác khoáng sản với sản phẩm quặng hiếm antimony, thì TCT khai thác dịch vụ cáp treo ở khu du lịch Núi Bà, Tây Ninh; HLC tập trung vào khai thác than; NNC khai thác đá; CAP chế biến nông sản thực phẩm; KTS sản xuất đường; NSC giống cây trồng; DSN dịch vụ công viên nước…
Các doanh nghiệp này kiên trì hoạt động dựa trên lợi thế cạnh tranh của DN, cũng như lợi thế cạnh tranh của chính nền kinh tế. Bên cạnh đó, một đặc điểm có thể nhận thấy từ các DN này là thường hoạt động ở quy mô vừa đủ so với phạm vi, lĩnh vực hoạt động của mình; hầu như không tăng quy mô thông qua việc phát hành cổ phiếu tăng vốn và duy trì cổ tức ở mức rất cao cho các cổ đông.
Tính cho tới thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp vẫn đang duy trì vốn điều lệ ở mức vài chục tỷ đồng như CAP (17 tỷ đồng), TCT (32 tỷ đồng), KTS (50 tỷ đồng), HGM (60 tỷ đồng), DNS (84 tỷ đồng), NNC (88 tỷ đồng)… Trong khi đó, vốn chủ sở hữu khá lớn do tích lũy lợi nhuận qua các năm như: KTS (126 tỷ đồng), CAP (46,3 tỷ đồng), TCT (166 tỷ đồng), HGM (275 tỷ đồng)…
Nhìn chung, đa số các cổ phiếu của các DN này không phải hàng đầu cơ, kinh doanh ổn định, ít có sóng nhưng lại bền nhất. Có thể, dân đầu cơ không thích nhưng điều này lại có lợi cho cổ đông đầu tư dài hạn. .
HGM đã tạm ứng hai lần cổ tức 2012 cho cổ đông với tổng giá trị lên tới 10.000 đồng (100%); TCT dự kiến 70%; DSN dự kiến 60%...
Với cổ tức lên tới trên 50%, vốn chủ sở hữu tích lũy cực khủng, chưa từng bắt cổ đông đóng tiền mua cổ phiếu, nhiều dDN thực sự đang khẳng định được giá trị của mình và hấp dẫn giới đầu tư.
Hơn thế, trong bối cảnh hàng loạt các DN lớn cỡ đại gia đang gặp khó khăn, đứng trên bờ vực phá sản do vay nợ lớn, không có nguồn thu hoặc nguồn thu rất ít như BĐS, không có tiền cho hoạt động, nhiều DN có quy mô nghìn tỷ nhưng doanh thu gần như không có hoặc tụt giảm mạnh, thì các doanh nghiệp quy mô nhỏ lại luôn dư thừa tiền mặt và lương thưởng không phải nghĩ.
Việc phát triển doanh nghiệp lớn mạnh là cần thiết. Tuy nhiên, phát triển nhanh bằng cách phát hành ồ ạt tăng vốn lên gấp 5-7 lần trong vòng một vài năm như nhiều DN quy mô nghìn tỷ trên sàn cũng ẩn chứa những rủi ro.
Vốn tăng nhanh trong khi bị giới hạn bởi thị trường, bởi lĩnh vực hoạt động và áp lực trả cổ tức theo đà các năm trước đã khiến không ít đơn vị buộc phải nhào sang các lĩnh vực khác, mở ra các dự án kinh doanh mà chưa hẳn mình đã nắm bắt được. Thua lỗ, kém hiệu quả, thậm chí phá sản là các khả năng có thể xảy ra. Đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ nhưng làm ăn ổn định, hiệu quả… có lẽ là một lựa chọn không tồi.
Huấn Tú