Ngày đầu đi làm, giá cả hàng hóa – dịch vụ lại tăng chóng mặt. Ngày đầu đi làm dân đô thị xót ruột vì mất tiền oan khi nhưng các loại dịch vụ như trông giữ xe, ăn uống... khách tiêu dùng bị “chặt chém” vô tội vạ.
Gửi xe 100 ngàn/lượt, 50 ngàn/bát bún bẩn
Lợi dụng nhu cầu đi lễ hội, đi lễ chùa nên dịch vụ gửi xe tại các địa điểm văn hóa, lịch sử đã tăng giá vô tội và.
Những ngày đầu năm, dịch vụ trông xe ôtô tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Chợ Viềng Nam Trực (Nam Định) lên tới 100.000đ/xe, xe máy là 20.000đ/xe;
Trong khi đó, dân trông xe đã tân dụng toàn bộ vỉa hè, vườn hoa và bất cứ chỗ trống nào có thể để trông. Những xe để quá lâu trên 2 tiếng còn bị tính thêm phí gấp 1,5 – 2 lần.
Gửi xe vào công viên, các tụ điểm vui chơi giải trí, đền chùa trong nội thành vẫn cao hơn ngày thường: 5.000 – 10.000 đồng/xe. Cụ thể, vào Phủ Tây Hồ ngày mùng 2 Tết giá 20.000 đồng/xe máy, 70.000 đồng/xe ô tô thì ngày hôm qua còn: 15.000 đồng/xe máy, 60.000 đồng/ xe ô tô.
Lợi dụng nhu cầu đi lễ hội, đi lễ chùa nên dịch vụ gửi xe tại các địa điểm văn hóa, lịch sử đã tăng giá vô tội và.
Những ngày đầu năm, dịch vụ trông xe ôtô tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Chợ Viềng Nam Trực (Nam Định) lên tới 100.000đ/xe, xe máy là 20.000đ/xe;
Trong khi đó, dân trông xe đã tân dụng toàn bộ vỉa hè, vườn hoa và bất cứ chỗ trống nào có thể để trông. Những xe để quá lâu trên 2 tiếng còn bị tính thêm phí gấp 1,5 – 2 lần.
Gửi xe vào công viên, các tụ điểm vui chơi giải trí, đền chùa trong nội thành vẫn cao hơn ngày thường: 5.000 – 10.000 đồng/xe. Cụ thể, vào Phủ Tây Hồ ngày mùng 2 Tết giá 20.000 đồng/xe máy, 70.000 đồng/xe ô tô thì ngày hôm qua còn: 15.000 đồng/xe máy, 60.000 đồng/ xe ô tô.
Trong khi đó, tại các hàng ăn tại khu vực chợ Thanh Xuân, chợ Bưởi 1 bát bún ốc 50.000-70.000 đồng…
Tại quán bún bò Huế và cháo tại mặt ngõ trên phố Nguyễn Chí Thanh (Ba Đình), ăn xong chủ quán tính 50.000 đồng. Ngày Tết, tôi chưa kịp thắc mắc, chủ quán đã giải thích: “Ngoài chợ nguyên liệu ít người bán và cái gì cũng tăng nên tôi phải tăng thôi”.
Không chỉ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, qua ăn cũng mở hàng là tăng giá. Riêng về các hàng quán kinh doanh dịch vụ ăn uống, do năm nay mở cửa phục vụ tết không nhiều nên những quán ăn khai trương sớm đã thu hút thực khách. Hầu hết các hàng quán dịch vụ ăn uống lớn nhỏ tại TPHCM đều nhích giá bán 5.000 – 10.000 đồng/phần ăn so với trước tết.
Tại quán hủ tiếu Nam Vang Nhân quán trên đường Lê Đại Hành, quận 11, ngày thường giá ở mức 50.000 đồng/tô thì nay tăng lên 60.000 đồng/tô hủ tiếu. Tuy vậy, lượng khách đến ăn vẫn kín hết cả quán, thậm chí có lúc không còn chỗ ngồi.
Tương tự, các quán cơm tấm Thuận Kiều, Kiều Giang tại khu vực quận 1 cũng điều chỉnh giá tăng 5.000 – 10.000 đồng/phần ăn. Ngay cả những quán phở, hủ tiếu bình dân tại các con hẻm ở quận 1 ngày thường giá chỉ 35.000 đồng/tô thì nay cũng tăng lên 40.000 đồng/tô.
Đáng lo ngại là trước tình hình đông khách tập trung vào giờ cao điểm, trong khi nhân viên phục vụ ít so với ngày thường, nhiều quán đã không đảm bảo được vấn đề vệ sinh.
Theo phản ánh của một số thực khách, nhiều hàng quán trong những ngày đầu năm dù tăng giá bán nhưng bát đũa muỗng rửa không sạch, không kịp châm các loại gia vị, đũa muỗng cho các bàn ăn, vệ sinh quán rất bẩn.
Trao đổi với một số hàng quán về vấn đề có giảm giá trở lại hay không và khi nào giảm giá, các quán cho biết còn chờ xem tình hình giá cả thị trường như giá nguồn hàng nguyên liệu và mặt bằng dịch vụ ăn uống.
Thực phẩm, rau quả tăng giá
Những ngày sau tết, giá rau xanh, hải sản, thịt lợn… tại Hà Nội lại tăng cao ngất ngưởng do sức mua tăng mạnh, lượng hàng khan hiếm.
Tại nhiều chợ lớn như Thành Công, chợ Cống Vị, chợ Linh Lang… giá xương cục, xương ống lên tới 130.000-140.000 đồng/kg, cao gấp 2,5 lần so với những ngày trước tết.
Rau xanh cũng tăng giá mạnh. Rau cần, cải xanh có giá từ 10.000-15.000 đồng/mớ, su hào 4.000-5.000 đồng/củ, xà lách từ 15.000-20.000 đồng/kg...
Tại các chợ bán lẻ ở TP Hồ Chí Minh cho thấy, ngày 17 và 18/22 hầu hết các sạp hàng kinh doanh rau - củ - quả, thủy hải sản, thịt tươi sống đều đã hoạt động trở lại.
Tuy nguồn hàng phong phú nhưng giá bán tại các chợ trong những ngày đầu năm mới như các loại thịt, cá, thủy hải sản đều được người bán tăng giá hơn mức thông thường trước tết. Nghêu ngày thường giá 45.000 đồng/kg thì nay 50.000 đồng/kg; tôm, cá, cua, thịt bò cũng được tăng giá thêm 5.000 – 10.000 đồng/kg.
Mặt hàng nấm rơm, nấm linh chi, nấm đùi gà, nấm bào ngư,… do nhu cầu tăng nên giá các loại nấm hiện tăng 10.000 – 20.000 đồng/kg so với trước tết. Giá nấm rơm hiện phổ biến tại các chợ ở mức 90.000 – 100.000 đồng/kg.
Khảo sát tại một số chợ lẻ ở TP.HCM như chợ Bà Hoa (quận Tân Bình), chợ Tân Phú 1 (quận Tân Phú), khoảng 80%-90% hộ kinh doanh đã hoạt động, chủ yếu thuộc các ngành hàng thực phẩm tươi sống, trái cây, chạp phô… So với trước tết, giá một số loại thực phẩm đã giảm như cà chua còn 10.000-12.000 đồng/kg, dưa leo 10.000 đồng/kg, bầu bí 8.000 đồng/kg, cà rốt 22.000 đồng/kg, khoai tây Đà Lạt 30.000 đồng/kg, bông cải xanh 22.000 đồng/kg, mồng tơi 5.000 đồng/bó.
Riêng giá thịt heo còn ở mức cao như ba rọi, thịt nạc, thịt đùi dao động 80.000-100.000 đồng/kg. Gà ta 140.000-150.000 đồng/kg. Tương tự là mặt hàng thủy hải sản như cá hường 70.000 đồng/kg, cá diêu hồng 55.000 đồng/kg, cá lóc 70.000 đồng/kg…
Các tiểu thương cho biết do vẫn còn trong đợt nghỉ tết, hàng không có nhiều nên giá cao, với thủy hải sản do ngư dân chưa đi đánh bắt trở lại nên giá chưa trở lại như bình thường. Bên cạnh đó, giá trái cây cũng chưa giảm như xoài Hòa Lộc, mãng cầu 45.000-55.000 đồng/kg, thanh long 30.000 đồng/kg, quýt 60.000 đồng/kg, vú sữa tím 30.000 đồng/kg.
PV