Họ, những đại gia Việt không chỉ nổi tiếng bởi tiền tài và địa vị mà còn có những cô con gái “rượu” 8x vừa xinh đẹp vừa tài năng.

Các tin liên quan

Đại gia ẩn danh chủ kho đá triệu đô cũng không bán

Đại gia Lê Ân: Thêm vợ mới, đòi được nhà vợ cũ

Những lâu đài Châu Âu của đại gia Việt


Đặng Văn Thành và Đặng Huỳnh Ức My

Ông Đặng Văn Thành chính là người có công đưa Sacombank từ quy mô vẻn vẹn 3 tỷ đồng ngày thành lập lên quy mô 10.000 tỷ đồng như ngày hôm nay. Cùng với tiếng tăm của chồng, bà Huỳnh Bích Ngọc cũng được mệnh danh là "Nữ hoàng ngành mía đường" với việc gây dựng thành công sự nghiệp của bản thân.

Không theo chân bố và anh trai Đặng Hồng Anh, Đặng Huỳnh Ức My nối nghiệp mẹ khi làm việc trong ngành mía đường.

{keywords}

Cô gái sinh năm 1980 hiện đang giữ những trọng trách lớn như Chủ tịch HĐQT tại Công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh (SBT), Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Đường Biên Hoà (BHS), Thành viên BKS Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) và Tổng Giám đốc CTCP Sản xuất -Thương mại Thành Thành Công.

Trần Quý Thanh và Trần Uyên Phương

Tiến sỹ Trần Quý Thanh - tổng giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát từ sớm đã định hướng cho cô con gái cưng theo con đường kinh doanh của mình.

Con gái ông Trần Uyên Phương tốt nghiệp đại học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại Singapore và 24 tuổi là Giám đốc dự án của Công ty TNHH Tân Hiệp Phát, là đại biểu doanh nhân trẻ tuổi nhất tham gia Festival thanh niên, sinh viên thế giới lần thứ 16 tại Venezuela.

{keywords}

Ngay khi Phương vừa tốt nghiệp đại học tại Singapore, về Công ty Tân Hiệp Phát, ban đầu Phương chỉ ngồi ở vị trí thư ký. Với những đóng góp thiết thực được ứng dụng vào mô hình quản lý và phát triển thương hiệu, Phương đã được tín nhiệm trở thành Giám đốc Dự án của dòng sản phẩm Number 1, đưa nhãn hàng này trở thành thương hiệu chủ lực và thành công nhất của THP Group vào thời điểm 2005.

Uyên Phương ngủ rất ít. Một ngày làm việc của Phương bắt đầu lúc 4-5 giờ sáng, kết thúc 11-12 giờ khuya. Chú trọng các loại sản phẩm nước giải khát tốt cho sức khỏe người tiêu dùng là hướng phát triển sắp tới của Công ty Tân Hiệp Phát. Vì thế, Uyên Phương đang tập trung mọi thời gian cho công việc.

Ngoài ra Trần Uyên Phương còn được bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự của nước Cộng Hoà Sudan tại TPHCM.

Trầm Bê và con gái Trầm Thuyết Kiều

Trầm Bê sinh ra trong một gia đình nghèo gốc Hoa ở Trà Vinh, ông nguyên chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn và hiện là thành viên Hội đồng Quản trị của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI), Chủ tịch Hội đồng Quản trị Bệnh viện Triều An.

Ngoài ra, ông còn cùng với gia đình tham gia Hội đồng Quản trị của một số công ty như Ngân hàng Phương Nam, Công ty Vàng bạc Đá quý Phương Nam, Công ty Chứng khoán Phương Nam và gần đây nhất là Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).

{keywords}

Cô con gái duy nhất của Trầm Bê là Trầm Thuyết Kiều sinh năm 1983, năm 2012, Trầm Thuyết Kiều đã "lộ diện" và thu hút sự quan tâm của công chúng khi vào danh sách cổ đông của Sacombank.

Hiện Thuyết Kiều nắm gần 10% cổ phần và là Phó Tổng giám đốc Khối khách hàng tổ chức Ngân hàng Phương Nam. Cô cũng là Phó Tổng Giám Đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phương Nam (NJC) . Năm 2008, trên cương vị là Phó Chủ tịch NJC, Trầm Bê đưa Trầm Thuyết Kiều (sở hữu 4,95 triệu cổ phiếu tương đương 11% cổ phần) lên nắm giữ chức Phó tổng Giám đốc.

Con gái tiến sỹ Harvard của ông Trần Phương Bình

3 người con của ông Trần Phương Bình là Trần Phương Ngọc Thảo, Trần Phương Ngọc Giao và Trần Phương Ngọc Hà hiện cũng nắm 4,74% cổ phần của ngân hàng.

Bốn năm sau, sinh viên Trần Phương Ngọc Thảo tốt nghiệp loại ưu, trong top 5 của Đại học Oxford và được năm trường đại học danh tiếng tuyển thẳng học bậc cao học: Harvard, North Westhern (Mỹ), Cambridge, Les và Oxford (Anh). Thảo đã quyết định chọn Harvard để học Khoa Tài chính ngân hàng với học bổng toàn phần trị giá hơn 50.000 USD. Tốt nghiệp bậc cao học, Thảo trở thành nghiên cứu sinh ngành kinh tế của Đại học Harvard với học bổng toàn phần.

{keywords}

Ngay sau khi nhận bằng tiến sỹ khi 26 tuổi tại trường đại học Harvard, Phương Thảo đã quay về Việt Nam, bỏ qua nhiều lời mời làm việc tại những nơi cô từng thực tập như WB, IMF và cô cũng không tham gia Ngân hàng Đông Á” như nhiều người nghĩ mà chọn làm công tác giảng dạy tại Trường Đại học Kinh tế TPHCM.

Nhị Anh