Các ngân hàng đang đổ một lượng tiền lớn để mua trái phiếu. Tuy nhiên, điều này lại gây ra những bất lợi cho cả DN và Ngân hàng.

Các tin liên quan

Thừa tiền vẫn ra chiêu lách trần lãi suất

Lãi suất cho vay sẽ khoảng 10%

Ém nhà dưới 1 tỷ đón lãi suất giảm

Chọn an toàn

Theo Kho bạc Nhà nước, tđến hết quí I/2013, huy động trái phiếu Chính phủ được 65.449,5 tỉ đồng, đạt 43,6% kế hoạch được giao của năm 2013 là 150.000 tỉ đồng.

Trong đó, riêng Kho bạc Nhà nước huy động 52.857 tỉ đồng trái phiếu thông qua hình thức đấu thầu, vượt 76% kế hoạch quí I/2013. Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã huy động được tổng cộng 8.595 tỉ đồng trái phiếu qua hình thức đấu thầu, hoàn thành 21% kế hoạch cả năm…

Nhu cầu mua trái phiếu Chính phủ hiện đang khá lớn, chủ yếu thuộc về các ngân hàng thương mại với khối lượng dự thầu luôn cao hơn khối lượng gọi thầu. Tỷ lệ trúng thầu trong từng phiên đều đạt 90% - 100% mặc dù lãi suất huy động giảm.

Trong tháng 3/2013, lãi suất trúng thầu từ 7,84% - 9,8%/năm, tùy từng kỳ hạn.

{keywords}

Đây là điều hoàn toàn trái ngược với những năm trước khi huy động trái phiếu rất trầy trật do lãi suất thấp, không hấp dẫn các nhà đầu tư.

Theo nhận định, mua trái phiếu Chính phủ với lãi suất thấp như hiện nay, các ngân hàng chỉ hòa vốn hoặc lãi chút ít nhưng vẫn đẩy mạnh tham gia đấu thầu cho thấy họ đã chọn cái ít xấu hơn.

Trong bối cảnh hiện nay, nếu cho DN vay sẽ rất không yên tâm, nhưng cho Chính phủ vay thì ngược lại không phải lo lắng gì. Nếu DN phục hồi, cần tăng tín dụng, ngân hàng có thể mang khối tài sản đầu tư vào trái phiếu Chính phủ đi cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước để lấy tiền cho DN vay, cũng hoàn toàn thuận lợi.

Có nguồn vốn lớn huy động từ trái phiếu sẽ giúp giải ngân các dự án Chính phủ chuẩn bị triển khai hoặc đang triển khai dở dang qua đó sẽ kích cầu cho nền kinh tế, thúc đẩy phát triển.

Những bất lợi

Tuy nhiên, đây chưa hẳn là một xu hướng tốt. Theo phân tích của các chuyên gia, việc huy động số lượng vốn lớn trong thời gian ngắn dẫn đến khó có thể giải ngân nhanh.

Theo quy định khi đã mua trái phiếu Chính phủ thì sau 2 ngày đơn vị mua phải chuyển ngay 100% số tiền về Kho bạc Nhà nước.

Về nguyên tắc thì huy động đến đâu, phải giải ngân đến đấy, không để tồn đọng. Song làm được điều đó thì chưa hẳn, bởi muốn giải ngân phải có quy trình, thủ tục và với số lượng phát hành vượt kế hoạch thì việc giải ngân toàn bộ số tiền này không thể trong thời gian ngắn.

Số tiền chưa được giải ngân, Kho bạc Nhà nước đem gửi các ngân hàng với lãi suất không thời hạn, hiện khoảng 2%/năm. Như vậy sẽ gây ra thiệt hại.

{keywords}

Trong khi đó, một số ngân hàng nhận được nguồn vốn giá rẻ như vậy có thể lại quay vòng đem mua trái phiếu phát hành đợt tiếp theo và tiền sẽ chạy lòng vòng.

Vì thế, nhiều ý kiến đặt câu hỏi tại sao phải huy động số vốn lớn trong thời gian ngắn như vậy, tại sao không dàn đều ra cho cả năm?.

Trong khi đó, nhiều người vẫn băn khoăn về các dự án sử dụng ngân sách Nhà nước thường có hiệu quả không cao và lo ngại tham nhũng, quản lý yếu kém...

Về bản chất, trái phiếu Chính phủ là khoản vay, tức là vay thì phải trả nợ gốc và nợ lãi. Thế nhưng, hầu hết số vốn huy động lại đầu tư vào những lĩnh vực không có thu hồi (Y tế, giáo dục, thủy lợi, giao thông), cho nên toàn bộ gánh nặng trả nợ gốc và nợ lãi sẽ thuộc về ngân sách Nhà nước.

Chúng ta cần nguồn vốn cho đầu tư công, nhưng nếu đi vay quá nhiều, gánh nặng nợ tăng lên. Trái phiếu Chính phủ như một nguồn thu hút, nếu sử dụng không tốt sẽ chèn ép các khu vực khác.

Chẳng hạn như hiện nay DN khó khăn, các ngân hàng cũng không có động cơ đẩy mạnh cho DN vay, vì ít nhất họ có một kênh là đẩy vào trái phiếu Chính phủ. Đấy là một trong những nguyên nhân gây ra tranh giành vốn với khu vực tư nhân.

Ngoài ra tình hình trên cũng báo động đỏ về suy giảm tín dụng, chứng tỏ nhu cầu sử dụng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh chưa được cải thiện, nút thắt tín dụng vẫn chưa được tháo gỡ. Theo các chuyên gia ngân hàng, nếu sức sản xuất, tiêu thụ hàng hóa tê liệt nốt năm nay nữa thì hậu quả sẽ vô cùng tai hại.

Để giải quyết vấn đề này thì phải đi từ tháo gỡ nút thắt tín dụng mà trước hết là xử lý nợ xấu. Đáng tiếc là đến nay vấn đề “nổi cộm” hiện nay, được đặt ra từ lâu nhưng việc xử lý rất chậm.

Ở các ngân hàng hiện có tình trạng chung là cán bộ tín dụng sợ trách nhiệm, sợ pháp luật luật, sợ bị cơ quan chức năng “sờ gáy” nên từ chối các nhu cầu vay một cách rất bất thường.

Cho DN vay bây giờ rất không yên tâm, một dự án có thể hôm nay tốt nhưng ngày mai lại không, thế nên không có gì chắc chắn cả. Tiền không cho DN vay thì cũng có "cửa" khác đó là đầu tư mua giấy tờ có giá như trái phiếu Chính phủ, lãi suất thấp nhưng yên thân.

Trần Thủy