Công nghệ làm giả tinh vi đến nỗi chỉ những chuyên gia mới không bị qua mắt. Sừng tê giác được nhiều người đồn thổi có thể chữa được bách bệnh từ giải độc sau mỗi cuộc rượu say mềm người, tăng cường “bản lĩnh” đàn ông đến chữa những bệnh hiểm nghèo như ung thư giai đoạn cuối.
Các tin liên quan |
Chính vì thế, sừng tê giác đang là thứ đắt hơn vàng với giá lên tới hơn 100 triệu đồng/100gr.
Thế nhưng, những “đại gia” sẵn lòng chi ra số tiền khổng lồ này tới đây có lẽ sẽ phải “suy nghĩ lại”, nhất là sau khi được tiến sỹ Đặng Tất Thế, chuyên gia giám định kỹ thuật phân tử AND duy nhất được đào tạo từ Mỹ tiết lộ sự thật gây “sốc” về công nghệ biến sừng bò, nhựa… thành sừng tê giác giá bạc tỷ của những kẻ làm giả.
Muôn trò “phù phép” sừng tê giác giả
Với các chuyên gia,
bằng mắt thường cũng có thể phân biệt sản phẩm giả và thật, nhưng người
thường thì khó nhận ra. Bởi sừng tê giác không mấy ai được nhìn thấy nên
trước đây, bọn làm giả thường lấy sừng trâu nước để “chế biến”.
Tuy
nhiên nếu có kinh nghiệm thì có thể phân biệt được thật giả bằng mắt
thường. Ví dụ, thớ sừng tê giác to hơn với sợi thô hơn sợi trên sừng
trâu, bò. Nếu tinh mắt có thể nhận thấy sừng trâu bò có nguồn gốc từ sọ
nên khi để khô thường có vết nứt đồng tâm giống như vòng tròn tăng
trưởng phía trong, còn sừng tê giác không có dấu hiệu này.
Tuy
nhiên, để che mắt người mua, những kẻ làm giả thường bôi dầu, sáp lên
sừng trâu, bò để chống nứt. Gốc sừng tê giác có lông cứng như lông bàn
chải, nên những kẻ làm giả lấy lông của loài khác rồi dính vào. Cấu tạo
sừng trâu, bò ở giữa có lõi trắng. Các đối tượng làm giả liền "khắc
phục" bằng cách nhuộm đen đều…
Một chiếc sừng tê giác giả. |
Cũng có khi, thủ đoạn làm giả của
các đối tượng rất quái chiêu. Chúng sử dụng phần gốc sừng là đồ thật, có
da và lông phủ, sau đó mài giũa, ghép phần ngọn là sừng trâu.
Phần
ghép nối được khéo léo che giấu bằng cách phủ một mảng da và lông thật
lên trên. Với thủ đoạn này thì ngay cả những tay buôn "có nghề" cũng dễ
bị lừa chứ đừng nói đến người chưa nhìn thấy sừng tê giác bao giờ.
Ngoài ra, vị tiến sỹ này cũng từng phát hiện ra một số trường hợp làm giả bằng chất tổng hợp và bằng… tóc người.
Chiếc
sừng tê giả này được làm tinh vi đến mức nhìn mắt thường, chuyên gia
cũng không thể phân biệt được. Xem xét tất cả các mặt cắt thì chiếc sừng
này có đặc điểm, màu sắc và kết cấu giống hệt sừng tê giác thật.
Tuy nhiên khi thực hiện quy trình giải mã gene, máy đọc lại báo kết quả là gene người. Trong
các phương pháp thì làm giả từ sừng trâu bò vẫn hay được bọn xấu thực
hiện bởi làm giả từ tóc hay chất tổng hợp phải sử dụng công nghệ khó và
dễ bị phát hiện.
Sừng tê giác cùng chất với tóc người, đốt lên có
mùi cháy khét, trong khi các chất tổng hợp đốt lên có mùi nhựa. Về mặt
hình thái, chế tác từ sừng trâu bò cũng dễ hơn rất nhiều.
“Thời
kỳ trước đây, bọn làm giả thường sử dụng sừng trâu nước nhưng nay chủ
yếu là bò châu Phi. Làm từ sừng trâu nước thì nhiều người Việt Nam có
thể nhận ra được nhưng làm từ sừng bò châu Phi thì quá khó để phát hiện.
Chóp
sừng của loài bò này giống sừng tê giác. Những tay buôn lậu không cần
phải chế tác mà cứ cắt nguyên sừng của bò châu Phi đi lừa vẫn “ăn tiền”.
Bởi từ màu sắc, vân… rất giống với sừng tê giác”, tiến sỹ Thế cho biết.
TS
Thế cho biết, đội ngũ làm giả này ở Việt Nam cũng không hiếm. Một người
bạn của TS Thế ở TP. HCM chuyên nhập sừng từ nước ngoài về để làm thủ
công mỹ nghệ kể rằng: Mỗi lần hàng về thì có khá nhiều người đến để nhặt
và mua lại những chiếc giống sừng tê giác.
Khi hỏi, có người còn
nói tránh nhưng cũng có người nói thẳng chọn mua về để làm sừng tê
giác. Mỗi chuyến hàng về họ nhặt cả mấy tạ, mỗi năm cũng tới vài tấn
sừng. Thế mới biết, sừng tê giác giả trên thị trường chợ đen nhiều như
thế nào.
90% sừng tê giác tại Việt Nam giả mạo
Một người bạn của tôi từng mua thứ hàng “quốc cấm” này nói rằng, chẳng hề khó để mua từ sừng tê giác đến dụng cụ mài. Chỉ cần bắt mối, sau một cuộc điện thoại là hàng đã sẵn sàng.
Sừng tê giác, bây giờ giống như thứ “thượng phẩm” mà nhiều đại gia thích (hoặc phải) có để phòng thân hay giải quyết khâu oai cùng đối tác.
Còn công nghệ làm giả, thì tinh vi đến nỗi chỉ những chuyên gia như ông mới không bị qua mắt.
(Theo VTC)