Lãnh đủ thua lỗ, khó khăn do đầu tư dàn trải, đa ngành, nhiều đại gia đã tuyên bố rút vốn, bán bớt để giảm bớt gánh nặng. “Hội chứng bỏ hết” đang lan rộng trong các tỷ phú Việt.

Lỗ bán, có lãi cũng bán

Ông Đoàn Nguyên Đức vừa có buổi tiếp xúc NĐT nhằm cập nhật chiến lược trong giai đoạn 2013 - 2015. Theo đó, HAG sẽ rũ bỏ một nửa các lĩnh vực hoạt động hiện tại.

HAG sẽ tái cấu trúc một lần nữa, tập trung vào 2 ngành chính là nông nghiệp và bất động sản (BĐS). Trong đó nông nghiệp bao gồm: mía đường, cao su và cọ dầu; BĐS chủ lực là dự án Myanmar.

HAG quyết định bán các dự án thuỷ điện ở Việt Nam; thu hẹp dần hoạt động khoáng sản và sau đó bán đi; bán cổ phần ngành gỗ đá cho người lao động.

Theo HAG, thủy điện ban đầu được xác định là ngành chiến lược nhưng sau 4 năm hoạt động cho thấy cho dù có lợi nhuận nhưng chi phí vốn lớn nên tỷ suất lợi nhuận không còn cao trong khi HAG lại có nhiều lựa chọn tốt hơn. Việc bán các dự án thuỷ điện tại Việt Nam về cơ bản đã đàm phán ký kết xong, và thu tiền cũng gần xong.

{keywords}

BĐS ở Việt Nam sẽ được tách ra cho các công ty con. Ngành gỗ HAG sẽ chỉ giữ lại khoảng 20%.

Thực tế, định hướng mới này đã được bầu Đức thực thi khi liên tục hạ giá bán căn hộ, co gọn kinh doanh BĐS, bán hàng loạt dự án thủy điện… và đầu tư rất lớn cho cao su, mía đường và dự án BĐS khổng lồ ở Myanmar.

Trên thực tế, các ngành mà HAG dự định rút lui được cho là vẫn đang sinh lời nhưng mấu chốt của vấn đề có lẽ ở chỗ tập đoàn này đã quá dày nợ. Tổng nợ phải trả trả tới cuối quý II/2013 lên tới gần 19.400 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là hơn 9.300 tỷ đồng. Nợ nhiều, các dự án lại cần vốn quá lớn và độ an toàn tài chính DN kém đi đã khiến “người có tầm nhìn xa” Đoàn Nguyên Đức bớt đa mang.

Giới đầu tư hẳn không thể quên ông Đặng Thành Tâm khi thốt lên “tôi sợ lắm rồi” và thẳng thắn thừa nhận các khoản nợ lớn, thừa nhận thất bại khi đầu tư vào ngân hàng, thua lỗ khi đầu tư vào viễn thông và chấp nhận rút khỏi khỏi đầu tư tài chính, chứng khoán, BĐS để tập trung vào thế mạnh phát triển khu công nghiệp và xúc tiến đầu tư.

Gã khổng lồ trong lĩnh vực vận tải taxi Mai Linh phải mạnh tay cắt bỏ những lĩnh vực cơi nới, ngoài ngành là một ví dụ điển hình về việc doanh nhân quay lại tập trung với ngành nghề chính.

Nam 2013, Mai LInh chỉ tập trung hoàn toàn cho kinh doanh taxi lên cùng với các dịch vụ bảo trì và các hoạt động thương mại, thay vì hàng chục ngành nghề kinh doanh ở hầu khắp các tỉnh thành như trước đó. Nợ nần đeo đuổi, thua lỗ triền khi dính nhiều ngành nghề có lẽ đã khiến tập đoàn lãnh đủ hậu quả, quyết bỏ hết các lĩnh vực tay trái.

Trong ĐHCĐ 2013 gần đây, chủ tịch HĐQT Mai Linh cũng cho biết, công ty đã nhận thấy nguy cơ của đầu tư đa ngành từ năm 2008 và đã đẩy mạnh thoái vốn khỏi nhiều lĩnh vực (như viễn thông, thủy điện…) trong 3 năm gần đây và sẽ triệt để trong năm 2013.

Rất nhiều DN nổi tiếng khác cũng đã từng rơi vào tình trạng điêu đứng do dính vào đa ngành, quên mất trọng tâm kinh doanh của mình như: Hanoimilk, Trường Hải, PVX, KDC…

Bỏ hết quay về nghề cũ

Hội chứng “bỏ hết” đang lan rộng trong cộng đồng doanh nhân khi nền kinh tế liên tục rơi vào khó khăn, thị trường và giá trị các tài sản xẹp xuống và việc vay vốn không còn dễ dàng nữa.

Trên thực tế, nhiều doanh nhân như bầu Đức của HAG và ông Trần Lệ Nguyên của Kinh Đô… đã nhận thấy sự bất ổn của đầu tư quá dàn trải và đã quyết định bán bớt, rút lui khỏi một số lĩnh vực.

Kinh Đô (KDC) đã nhanh chóng rút khỏi đầu tư tài chính, địa ốc để quay về với ngành nghề bánh kẹo dù chấp nhận lỗ so với khoản đầu tư bỏ ra.

{keywords}

Với HAG, Bầu Đức đã từng tuyên bố, sau 2015, HAGL sẽ rút hẳn khỏi BĐS. Việc hạ giá căn hộ với mức khủng để giảm tồn kho, thoát dần khỏi gánh nặng BĐS, cho dù BĐS và gỗ là xuất phát điểm, là bệ phóng đầu tiên của đại gia này.

Một DN lão làng trên TTCK là Gemadept (GMD) cũng đã nếm trái đắng của đầu tư đa ngành và cũng đã chuyển đổi khá mạnh mẽ, tập trung nguồn lực vào hoạt động truyền thống và cốt lõi, giao nhận và vận tải. Thu hẹp và chấm dứt hàng loạt các hoạt động kém hiệu như đầu tư tài chính, chứng khoán... và tính tới chuyện đi trồng cao su.

Hàng loạt các tên tuổi lớn đã tháo chạy khỏi những lĩnh vực đầu tư “nghìn tỷ” như cảng biển, thủy điện như Đồng Tâm, Hoàng Anh Gia Lai, Tôn Hoa Sen...

Làn sóng trút bỏ bớt những lĩnh vực không phải thế mạnh, ngốn nhiều tiền và dẫn tới nợ nần chồng chất, chứa đựng rủi ro cao… đã diễn ra mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Đây là một dấu hiệu cho thấy các DN đang vận động theo quy luật của thị trường. Đó là sự sinh tồn của DN và sự hiệu quả của đồng vốn sẽ quyết định.

Hiện tượng DN tự tái cơ cấu, tập trung vào thế mạnh, vào lợi thế cạnh tranh của mình sẽ góp phần tích cực vào quá trình tái cơ cấu của nền kinh tế.

Đầu tư đa ngành, theo nhiều chuyên gia là căn bệnh của lòng tham và hậu quả của nó đa phần là tiêu cực. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là DN cả lịch sử phát triển của mình chỉ tập trung vào một doanh nghiệp hay một ngành. Gần đây, một số đơn vị đã chuyển hướng và gặt hái những kết quả khá tích cực như: SAM thoát khỏi cái cáo chật chội sản xuất cáp vốn là sở trường; REE chuyển hướng thêm vào lĩnh vực năng lượng… Nhưng tất cả đều phải thận trọng và dựa trên hiệu quả. Không thể cảm hứng, phong trào hay ăn xổi.

Mạnh Hà