Theo ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch hiệp hội siêu thị Hà Nội: 20% người giàu cũng là nguyên nhân đẩy giá lên khi họ tiêu thụ 40-41% lượng hàng hóa trên thị trường và là những đối tượng chi tiêu không mặc cả.
TIN BÀI KHÁC
Không chỉ có mặt hàng rau xanh đang bị “đội” giá, giá thực phẩm khác như thủy sản, thịt lợn cũng lâm vào tình trạng tương tự khi giá giữa chợ đầu mối đến tay người tiêu dùng chênh lệch đến mức khó tin.
Theo khảo sát của phóng viên VTC News, tại một số chợ đầu mối, giá bán tôm tươi ở mức 10.000 đồng/lạng nhưng khi hỏi cùng loại tôm đấy ở chợ Đồng Xa (Mai Dịch) người bán hét giá 17.000–18.000 đồng/lạng. Bác Oanh (người đi chợ), chia sẻ: Hôm nào bác cũng phải loanh quanh trong chợ mất gần 30 phút, vì giá cả mỗi hàng lại ở các mức khác nhau nếu không khảo sát cẩn thận là bị “hớ” ngay.
“Giá cá chép ở chợ đầu mối chỉ 60.000 đồng/kg nhưng về đến chợ cóc gần nhà tôi có ngày 80.000 đồng/kg. Cá mè cũng tăng gần gấp đôi lên đến 50.000 đồng/kg, ở chợ sáng này chỉ có 25.000 đồng/kg. Đã mua đắt nhưng khó chịu hơn là nạn cân điêu, nếu ai không thường xuyên đi chợ hay không “rắn mặt”, mua 1 cân về nhà chỉ còn 8, 9 lạng là chuyện thường”, bác Oanh bức xúc.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết các tiểu thương bán thịt lấy thịt thăn tại lò mổ với giá 9.000 đồng/lạng nhưng khi đến tay người tiêu dùng, hiện mức giá thịt thăn đã lên 13.000 đồng/lạng. Thậm chí nhiều người đi chợ còn cho biết, giá có thể lên 14.000 đồng/lạng nếu người bán thấy người mua là nam giới hoặc người ít đi chợ.
Không ít người tiêu dùng bức xúc, liệu có chuyện tiểu thương “té nước theo mưa”, đẩy giá thực phẩm lên quá cao hay không? Cơ quan chức năng có biện pháp gì để kiểm soát tình trạng này?
Trao đổi với PV về chuyện tiểu thương làm giá, ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch hiệp hội siêu thị Hà Nội - nói: “Có làm giá, có đẩy giá lên, có hét giá, có trông mặt đặt giá, tôi công nhận điều này. Nhưng vấn đề vẫn là loanh quanh ở hệ thống phân phối. Sản phẩm đến tay người tiêu dùng qua các cầu từ người trồng ra chợ đầu mối, rồi đến bà buôn, bà buôn lại bán cho tiểu thương. Nhiều tiểu thương còn cho người vào siêu thị vét hàng để lấy chênh lệch, thậm chí nhân viên siêu thị xếp dầu ăn (mặt hàng bình ổn giá) ra kệ vào buổi chiều thì tiểu thương đã vào mua gần nửa”.
Theo ông Phú, chuyện té nước theo mưa ở chợ, các tiểu thương có đẩy giá không nhiều mà phải nhìn vào những đầu nậu mua thẳng hàng hóa như dầu ăn, đường, xi măng, sắt thép… từ các nhà máy sau đó bán lại, dẫn tới thao túng thị trường. Việc các mặt hàng liên tục đội giá là do xã hội có những mối liên hệ chằng chịt.
Ông Phú lưu ý, 20% người giàu cũng là nguyên nhân đẩy giá lên, họ tiêu thụ 40-41% lượng hàng hóa trên thị trường và là những đối tượng chi tiêu không mặc cả.
Về biện pháp khắc phục tình trạng làm giá của tiểu thương, ông Phú cho rằng: “Tổ chức lại hệ thống phân phối, đẩy nhanh phát triển các hệ thống siêu thị. Thu mua tận gốc giảm khâu trung gian. Đẩy kênh thương mại văn minh, khoa học, chuyên nghiệp lên. Còn biện pháp hành chính hiện rất khó để giải quyết. Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội có khoảng 700 người, còn lượng tiểu thương ở Hà Nội đã lên đến khoảng mấy chục vạn. Vì vậy cần giải bài toán cung cầu, chống buôn lậu và gian lận thương mại, chú trọng chuỗi sản xuất phân phối loại bỏ trung gian”.
Ông Phú cũng nhấn mạnh, yếu tố năng suất lao động ở nước ta thấp hơn khu vực Asean 2-15 lần kèm hệ thống phân phối qua nhiều khâu trung gian nên làm cho giá bị đẩy lên. Một số doanh nghiệp không mua được các mặt hàng như dầu ăn, sắt thép trực tiếp từ nhà máy mà phải qua trung gian, trong khi đó, qua mỗi trung gian lại thêm 15% giá. Ngoài ra, việc buông lỏng bán buôn khiến một số mặt hàng như xi măng, sắt thép, dầu ăn… phải qua các khâu trung gian.
Trước đây, giá ngoài chợ thấp hơn siêu thị, còn hiện nay giá bán siêu thị thấp hơn chợ. Vì siêu thị bán thịt sạch nhưng siêu thị lớn có nguồn hàng lớn, mua nhiều, đặt hàng nên ổn định giá.
Cũng theo ông Phú, hiện nhiều người bắt đầu có xu hướng đi siêu thị nhưng siêu thị mới chỉ đảm nhận được 20% nhu cầu. Theo chiến lược phát triển của TP.Hà Nội, từ nay đến năm 2020 thành phố sẽ nâng kênh siêu thị lên 35-40%.
(Theo VTC News)
TIN BÀI KHÁC
Jetstar Pacific: Bổ nhiệm kỹ sư người Việt trình độ cao
Bỏ chợ, vào siêu thị mua thực phẩm
Vinamilk tiếp tục tăng giá thu mua sữa bò tươi
Chung cư mini: Chất lượng tồi vẫn... hút khách
Đại gia săn biển "độc và đắt" như thế nào?
Bỏ chợ, vào siêu thị mua thực phẩm
Vinamilk tiếp tục tăng giá thu mua sữa bò tươi
Chung cư mini: Chất lượng tồi vẫn... hút khách
Đại gia săn biển "độc và đắt" như thế nào?
Không chỉ có mặt hàng rau xanh đang bị “đội” giá, giá thực phẩm khác như thủy sản, thịt lợn cũng lâm vào tình trạng tương tự khi giá giữa chợ đầu mối đến tay người tiêu dùng chênh lệch đến mức khó tin.
Theo khảo sát của phóng viên VTC News, tại một số chợ đầu mối, giá bán tôm tươi ở mức 10.000 đồng/lạng nhưng khi hỏi cùng loại tôm đấy ở chợ Đồng Xa (Mai Dịch) người bán hét giá 17.000–18.000 đồng/lạng. Bác Oanh (người đi chợ), chia sẻ: Hôm nào bác cũng phải loanh quanh trong chợ mất gần 30 phút, vì giá cả mỗi hàng lại ở các mức khác nhau nếu không khảo sát cẩn thận là bị “hớ” ngay.
“Giá cá chép ở chợ đầu mối chỉ 60.000 đồng/kg nhưng về đến chợ cóc gần nhà tôi có ngày 80.000 đồng/kg. Cá mè cũng tăng gần gấp đôi lên đến 50.000 đồng/kg, ở chợ sáng này chỉ có 25.000 đồng/kg. Đã mua đắt nhưng khó chịu hơn là nạn cân điêu, nếu ai không thường xuyên đi chợ hay không “rắn mặt”, mua 1 cân về nhà chỉ còn 8, 9 lạng là chuyện thường”, bác Oanh bức xúc.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết các tiểu thương bán thịt lấy thịt thăn tại lò mổ với giá 9.000 đồng/lạng nhưng khi đến tay người tiêu dùng, hiện mức giá thịt thăn đã lên 13.000 đồng/lạng. Thậm chí nhiều người đi chợ còn cho biết, giá có thể lên 14.000 đồng/lạng nếu người bán thấy người mua là nam giới hoặc người ít đi chợ.
Không ít người tiêu dùng bức xúc, liệu có chuyện tiểu thương “té nước theo mưa”, đẩy giá thực phẩm lên quá cao hay không? Cơ quan chức năng có biện pháp gì để kiểm soát tình trạng này?
Trao đổi với PV về chuyện tiểu thương làm giá, ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch hiệp hội siêu thị Hà Nội - nói: “Có làm giá, có đẩy giá lên, có hét giá, có trông mặt đặt giá, tôi công nhận điều này. Nhưng vấn đề vẫn là loanh quanh ở hệ thống phân phối. Sản phẩm đến tay người tiêu dùng qua các cầu từ người trồng ra chợ đầu mối, rồi đến bà buôn, bà buôn lại bán cho tiểu thương. Nhiều tiểu thương còn cho người vào siêu thị vét hàng để lấy chênh lệch, thậm chí nhân viên siêu thị xếp dầu ăn (mặt hàng bình ổn giá) ra kệ vào buổi chiều thì tiểu thương đã vào mua gần nửa”.
Ông Vũ Vinh Phú: “Có làm giá, có đẩy giá lên, có hét giá, có trông mặt
đặt giá, tôi công nhận điều này. Nhưng vấn đề vẫn là loanh quanh ở hệ
thống phân phối...". (Ảnh: VTC) |
Theo ông Phú, chuyện té nước theo mưa ở chợ, các tiểu thương có đẩy giá không nhiều mà phải nhìn vào những đầu nậu mua thẳng hàng hóa như dầu ăn, đường, xi măng, sắt thép… từ các nhà máy sau đó bán lại, dẫn tới thao túng thị trường. Việc các mặt hàng liên tục đội giá là do xã hội có những mối liên hệ chằng chịt.
Ông Phú lưu ý, 20% người giàu cũng là nguyên nhân đẩy giá lên, họ tiêu thụ 40-41% lượng hàng hóa trên thị trường và là những đối tượng chi tiêu không mặc cả.
Hiện nhiều người bắt đầu có xu hướng đi siêu thị nhưng siêu thị mới chỉ đảm nhận được 20% nhu cầu. (Ảnh minh họa. Nguồn VTC) |
Về biện pháp khắc phục tình trạng làm giá của tiểu thương, ông Phú cho rằng: “Tổ chức lại hệ thống phân phối, đẩy nhanh phát triển các hệ thống siêu thị. Thu mua tận gốc giảm khâu trung gian. Đẩy kênh thương mại văn minh, khoa học, chuyên nghiệp lên. Còn biện pháp hành chính hiện rất khó để giải quyết. Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội có khoảng 700 người, còn lượng tiểu thương ở Hà Nội đã lên đến khoảng mấy chục vạn. Vì vậy cần giải bài toán cung cầu, chống buôn lậu và gian lận thương mại, chú trọng chuỗi sản xuất phân phối loại bỏ trung gian”.
Ông Phú cũng nhấn mạnh, yếu tố năng suất lao động ở nước ta thấp hơn khu vực Asean 2-15 lần kèm hệ thống phân phối qua nhiều khâu trung gian nên làm cho giá bị đẩy lên. Một số doanh nghiệp không mua được các mặt hàng như dầu ăn, sắt thép trực tiếp từ nhà máy mà phải qua trung gian, trong khi đó, qua mỗi trung gian lại thêm 15% giá. Ngoài ra, việc buông lỏng bán buôn khiến một số mặt hàng như xi măng, sắt thép, dầu ăn… phải qua các khâu trung gian.
Trước đây, giá ngoài chợ thấp hơn siêu thị, còn hiện nay giá bán siêu thị thấp hơn chợ. Vì siêu thị bán thịt sạch nhưng siêu thị lớn có nguồn hàng lớn, mua nhiều, đặt hàng nên ổn định giá.
Cũng theo ông Phú, hiện nhiều người bắt đầu có xu hướng đi siêu thị nhưng siêu thị mới chỉ đảm nhận được 20% nhu cầu. Theo chiến lược phát triển của TP.Hà Nội, từ nay đến năm 2020 thành phố sẽ nâng kênh siêu thị lên 35-40%.
(Theo VTC News)