“Ông sẽ là giám đốc làm thuê đầu tiên được đi máy bay riêng. Năm sau tôi sẽ mua. Tất cả các nông trường, trụ sở làm việc ở đây đều thiết kế sẵn bãi đáp cho trực thăng”.

 Có máy bay riêng, lợi hại lắm à !

Vẫn với chất giọng giang hồ, bầu Đức trỏ tay vào người đàn ông đối diện: “Ông sẽ là giám đốc làm thuê đầu tiên được đi máy bay riêng. Năm sau tôi sẽ mua. Tất cả các nông trường, trụ sở làm việc ở đây đều thiết kế sẵn bãi đáp cho trực thăng”.

Người đàn ông “bị” bầu Đức trỏ tay là Thủ – đang là “tư lệnh mặt trận Nam Lào” của Hoàng Anh Gia Lai. Để phục vụ cho việc làm ăn tại Lào, bầu Đức tiến hành xây hẳn một sân bay quốc tế ở Attapeu, cách Pleiku độ 4 tiếng lái xe. Ông cũng đã xây xong một khách sạn Hoàng Anh Attapeu tiêu chuẩn 4 sao vì: “Tôi xây khách sạn chủ yếu là phục vụ công việc, chú ở đây cách Vientian tới cả ngàn cây số thì làm gì có khách du lịch. Mình làm ăn với đối tác, người ta mang cả va li tiền đến đây, không lẽ cho họ ở nhà trọ. Phải cho họ có chỗ ăn ở đàng hoàng chứ !”.

Ông Đức kể, “hồi mới mua máy bay, tôi đi qua Singapore mà cả đám đông xúm tới xem. Người ta thấy lạ lắm, họ nghĩ Việt Nam làm gì có người sở hữu máy bay riêng” – bầu Đức nói. Khi nhập chiếc máy bay Beechcraft King Air 350 về, ông làm đảo lộn biết bao nhiêu qui định, thủ tục ở Việt Nam, vì khi đó cả hệ thống pháp lý chưa lường được một ngày sẽ có người mua máy bay riêng.

{keywords}

Lần này mua trực thăng, ông muốn thị sát đồn điền cao su và mía của mình từ trên cao, thay vì phải lái xe mất cả buổi.

“Một chiếc trực thăng thì chừng vài triệu (đô la) chứ mấy” – Bầu Đức nói. “ Có máy bay riêng lợi hại lắm à ! Muốn gặp ai, bàn chuyện làm ăn gì, đi máy bay thương mại người ta đâu biết mình là ai mà tiếp. Nhưng khi nghe mình đi máy bay riêng, họ cũng muốn gặp để coi mình là thằng nào chứ !” – vẫn chất giọng giang hồ, Ba Đức cười khà khà khi nói về quyết định mua máy bay trước đây của mình, cho dù chi phí cho chiếc máy bay này ngốn không dưới 1 tỉ đổng mỗi tháng.

Lấy lời BĐS Việt Nam đầu tư ra nước ngoài

Ông nhìn nhận: “Năm 2007, nếu tôi ôm tiền đầu tư vào chứng khoán là một, ngân hàng là hai thì chắc tôi “lên đường” rồi. Trời xui đất khiến làm sao hồi đó họp hội đồng quản trị, tôi tuyên bố không đầu tư vô lĩnh vực tài chính. Lý do đơn giản là “chúng ta không biết gì về tài chính, mà không biết thì không làm”.

Và trong lúc những dự án bất động sản lớn như Everich và Novaland đang rao giảm giá rầm rộ đến 50%, bầu Đức đã nhanh tay giảm giá liên tục từ 3 năm trước để giải quyết hết các dự án bất động sản còn tồn đọng.

“Lúc cửa còn lớn thì mình tranh thủ chạy trước. Đến khi  phất cờ rồi thì cái cổng có 2 mét thôi mà hàng chục người chạy, như sân vận động vỡ tổ thì chắc chắn sẽ vấp té và thế nào cũng bị đạp chết”.

Năm 2008, nhiều đại gia tiếp tục tìm cách đầu tư vào bất động sản bằng cách cố lấy cho được dự án này, dự án nọ, đẩy giá nhà đất lên cao. Và bây giờ như ai cũng thấy, hàng núi tiền bạc, của cải đang bị chôn trong hàng ngàn dự án bất động sản… bất động !

{keywords}

 “Hồi đó, các dự án của HAGL vốn 1, bán lời 3. Tôi nghĩ làm gì có chuyện buôn bán mà lời nhiều dữ vậy” – ông nói về thị trường bất động sản, “do đó tôi bắt đầu nghiên cứu lịch sử thị trường bất động sản và cảm thấy không ổn nên bắt đầu tìm cách chuyển hướng kinh doanh”.

Năm 2008, bầu Đức bắt đầu lặn lội qua vùng đất Attapeu nghèo khó nhất nước Lào, bắt đầu bước vào một business hoàn toàn mới: trồng cao su. Cầm lái chiếc Land Cruiser chở tôi đi vòng quanh khu rừng cao su bạt ngàn ở Attapeu, Lào, ông bùi ngùi:

“Hồi 2007, người ta vác hàng bao tải tiền mặt đi mua căn hộ đến nỗi nhân viên của tôi đếm tiền không xuể. Nhiều luồng tiền tạo thành một dòng chảy mạnh đến mức không ai cản lại được. Người người đều mua, ngân hàng giải tiền ra, rốt cuộc là tiền ngân hàng hết chứ tiền nào. Người này mua được, người khác cũng giành mua, cứ thế rồi đi vay, đẩy thị trường phát triển nóng. Chứ bây giờ mới trở lại thị trường thật. Giờ sức mua lên xuống chủ yếu cũng chỉ là dân thôi. Người cần nhà ở thật mới mua, chứ người đầu cơ bỏ chạy hết rồi. Ở đất Sài Gòn này, chỉ cần một cái dự án chừng 5.000 tỉ thôi, đảm bảo thị trường chao đảo liền. Người dân không có đủ 5 ngàn tỉ để hấp thụ hết”.

Đỉnh cao tài chính của tập đoàn HAGL có lẽ vào năm 2007. Khi đó, các dự án bất động sản của bầu Đức bán chạy như tôm tươi. Cứ xây dự án nào lên là bán sạch dự án đó. “Lúc đó nhà bán vèo vèo đến độ nhiều người muốn mua phải nhờ đến quan chức này, quan chức nọ gọi điện cho tôi. Rồi giá cổ phiếu lên chóng mặt. Lúc đó cứ 1 cổ phiếu HAG trị giá 150 ngàn đồng. Tiền vô nhiều quá tôi không biết làm gì. Sẵn mê bóng đá, tôi tính ôm tiền đi mua CLB Arsenal. Hồi đó Arsenal được định giá có 600 triệu đô chứ bao nhiêu. Đến khi hỏi gởi đơn lên các cấp hỏi thì không mua được vì qui định không cho phép doanh nghiệp VN đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Chứ mua Arsenal lúc đó giờ lời lớn rồi. Bây giờ nó trị giá tới hơn  một tỉ đô”.

“Giờ các dự án bất động sản ở VN mình tạm thời đóng cửa, khi nào thuận lợi đem ra làm tiếp. Giờ mình làm thêm mía, cao su, thủy điện,… để tạo thế kiềng 3 chân” – Bầu Đức nói khi quyết định chinh chiến trên đất Lào.

“Ở Việt Nam giá mỗi hecta cao su dao động từ 450 triệu – 800 triệu đồng một hecta. Ở đây 50 ngàn hecta, tính trung bình 600 triệu/hecta thì tính ra khối tài sản là 30 ngàn tỉ rồi chớ còn gì nữa”.

“Chứ bất động sản bây giờ đầu tư thì làm gì có lời. HAGL còn lời chút ít là nhờ có các công ty con chuyên ngành xây dựng mạnh, công ty sản xuất gỗ, đá…thêm nữa, đất HAGL  mua quãng năm 2002, 2003 giá còn rẻ, chỉ khoảng một vài triệu đồng mỗi mét vuông chứ đất mà mua năm 2007 thì cũng đi đời luôn. Còn mà mua đất vàng, đất bạc gì đó … là chết chắc”.

“Đầu tư BĐS thế giới tồn tại được vì đa số các quĩ đầu tư là hưu trí, lãi suất 1-2% (mỗi năm – PV) thì mấy cái khách sạn nó mới gồng được. Đầu tư khách sạn là một, trung tâm thương mại là hai, đầu tư ở trung tâm thành phố là ba…với lãi suất như ở VN là không bao giờ có lãi được.

(Theo Một thế giới)