- Vụ việc 7 ngân hàng tranh chấp kho cà phê nhân xô của công ty Trường Ngân đã được chuyển sang cơ quan điều tra, song, đằng sau đó là bài học đau đớn về công tác thẩm định, quản lý khách hàng.
Sự việc hi hữu này xảy ra khi bảy ngân hàng (gồm Techcombank, MB, MSB, Vietinbank, VIB, OCB, Agribank) cùng siết nợ cà phê tại kho hàng của công ty TNHH Trường Ngân (đường Nguyễn Thị Chạy, khu phố Chiêu Liêu, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, Bình Dương), chuyên xuất khẩu cà phê nguyên liệu.
Song, sự việc càng căng thẳng khi Ngân hàng OCB nhanh chân có được quyết định của tòa án cho phép kê biên, thu giữ 3.360 tấn cà phê - là tài sản thế chấp để trả nợ. Song, khi kiểm kê tài sản, số lượng cà phê đã bị hao hụt lớn, chỉ còn khoảng 800 tấn, trong đó có nhiều bao tải chứa cả... rác, cát, sỏi...
Việc cưỡng chế kho hàng mới đây vấp phải sự phản đối dữ dội của 6 ngân hàng còn lại, vì toàn bộ kho hàng đang bảo đảm nhiều khoản nợ khác (tổng dư nợ 600 tỷ đồng), chưa xử lý được.
Chưa biết tới đây các ngân hàng sẽ thu lại được bao nhiêu tiền, nhưng vấn đề đặt ra qua sự việc này là: Tại sao một kho hàng lại đi thế chấp được nhiều ngân hàng? Và tại sao rất nhiều tài sản đảm bảo không có giá trị, thậm chí không có thực vẫn được các ngân hàng dễ dàng chấp thuận cho vay ngàn tỷ?...
Và bài học lớn được rút ra: mỗi ngân hàng phải tự rà soát lại công tác thẩm định, quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro không chỉ liên quan đến tài sản đảm bảo mà còn là con người của hệ thống mình để phát hiện, ngăn chặn kịp thời các vụ việc tương tự.
Dưới đây là toàn cảnh vụ siết nợ hi hữu này:
Chiêu lừa 7 ngân hàng lấy 600 tỷ của cà phê Trường Ngân
- Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ các ngân hàng tranh chấp kho hàng cà phê nhân xô của Cty TNHH Trường Ngân có dấu hiệu vi phạm hình sự, Tòa án dân sự đã chuyển hồ sơ sang Cơ quan điều ra thụ lý theo thẩm quyền.
Khối rác, sỏi 800 tấn lừa vay trăm tỷ của đại gia cà phê
Chiều 11.12, Chi cục Thi hành án dân sự TX.Dĩ An (Bình Dương) kết thúc đợt cưỡng chế một trong các kho cà phê của Công ty Trường Ngân...
Đứng cho vay quỳ thu nợ: Đủ trò chơi khăm, 'khủng bố'
- Câu ‘thành ngữ’ bỏ túi của dân ngân hàng “đứng cho vay, quỳ thu nợ” những tưởng chỉ để ví von lại đúng là thực tế hiện nay.
Đổi tiền tỷ lấy rác bẩn, nhân viên bán đứng ngân hàng
- Đối mặt với nợ xấu ngàn tỷ, không ít ông chủ ngân hàng vẫn tự tin vì có tài sản đảm bảo rất lớn. Nhưng, đó là trên giấy tờ, còn thực tế những khoản nợ trăm ngàn tỷ có khi chỉ được đảm bảo bằng tài sản rất nhỏ… Thậm chí, lấy cả rác bẩn, giấy tờ giả cũng được thế chấp để vay ngàn tỷ dễ dàng.
Dùng luật rừng giành rác bẩn trừ nợ ngàn tỷ
- Những khoản nợ trăm ngàn tỷ chỉ được đảm bảo bằng tài sản rất nhỏ... Thậm chí, cả rác bẩn, giấy tờ giả cũng được thế chấp để vay ngàn tỷ dễ dàng.
7 NH bao vây siết nợ DN cà phê 600 tỉ đồng
Khoảng 12 giờ trưa 6/6, hàng chục chiếc ô tô chở theo rất đông người của 7 ngân hàng đến xiết nợ Công ty Trường Ngân.
Những chiêu đòi nợ 'siêu dị' của ngân hàng Việt
Gọi điện đòi món nợ 1 đồng, rình bắt xe hay xiết nợ lăng mộ là những cách thức đòi tiền của ngân hàng gây phản cảm.
Liều mạng mạng bán hơn 40 ôtô thế chấp ngân hàng
Thế chấp hơn 50 xe ô tô để vay hơn 40 tỷ đồng nhưng sau đó DN đã tự ý bán số xe này để lấy tiền riêng.
NH đòi nợ nhau: Ầm ĩ đến Bộ trưởng, Tòa án tối cao
Tổng cục Thi hành án Dân sự vừa có báo cáo gửi Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, về việc thi hành án khoản nợ gần trăm tỷ đồng tại hai chi nhánh Agribank.
Đại gia khốn đốn, đòi nợ lẫn nhau
Nhiều đại gia vẫn đang ngập chìm trong khó khăn do nợ xấu ngập đầu, dòng tiền bị ảnh hưởng. Nhiều ông chủ phát ốm vì các khoản nợ khó đòi, phát sinh khi kinh tế khó khăn.
Bi hài chuyện nhà băng 'siết nợ'
Không chỉ ngân hàng phải đi thu hồi nợ xấu mà khá nhiều trường hợp, ngay cả họ cũng trở thành đối tượng bị đòi nợ...
NH siết nợ, đại gia Phương Nam trắng tay
- Các ngân hàng đã thống lĩnh toàn bộ thị phần của doanh nghiệp, mà không để lại một phần trăm nào cho các thành viên trong HĐQT.
Thế chấp sổ đỏ giả, lừa tiền tỉ
Trước chiêu thế chấp giấy tờ nhà đất với giá trị thấp, hứa hẹn bán nhà giá hời, nhiều người cho vay tiền thiếu cảnh giác đã bị mất tiền tỉ...
Ngân hàng sống trong sợ hãi vì tài sản thế chấp
Có nhiều chuyện cười ra nước mắt khi các ngân hàng nhận thế chấp liều cả lăng mộ, dây chuyền máy móc quá hạn sử dụng… Hậu quả là nhiều ngân hàng phải cử nhân viên túc trực, tranh cướp tài sản thế chấp với các chủ nợ và phải đối mặt nguy cơ mất vốn, uy tín.
Ngân hàng nhận thế chấp cả lăng mộ?
Gia đình ông Vũ Hồng Khánh (72 tuổi, quận Kiến An, Hải Phòng) té ngửa khi bị ngân hàng đòi nợ hơn 1 tỷ đồng được thế chấp bằng khu lăng mộ của gia đình.
Ngân hàng bán đổ bán tháo tài sản thế chấp
Nhu cầu bán tài sản (chủ yếu là bất động sản) thế chấp tại nhiều ngân hàng ngày một gia tăng theo tốc độ tăng của nợ xấu.