Ngày ngày, ông Peter, 54 tuổi, nhân viên bảo vệ tại một trung tâm mua sắm Singapore, có thể cảm nhận được sức tiêu dùng khủng khiếp của thành phố giàu có này. Nhưng ông hiểu, đằng sau sự hào nhoáng đó là những thân phận nghèo khó giống như ông...

...đó là sự gia tăng chóng mặt số người nghèo khổ tại thành phố được cho là hào hoa bậc nhất thế giới.

Gánh nặng tiền bạc

Bị bệnh tăng nhãn áp (đe dọa thị lực) nhưng ông Peter cho rằng mình không đủ khả năng thanh toán chi phí điều trị hơn 4.000 S$ (3.200 USD) (trong đó nhà nước hỗ trợ khoảng 1.700 S$) bởi quá nghèo. Mỗi tháng ông kiếm được 1.600 S$ từ công việc tại khu mua sắm phồn hoa của thành phố. Mà nửa số tiền lương được dùng để trả món nợ 20.000 S$ từ khi vợ ông bị tai nạn 2 năm trước. Đó là còn chưa kể đến tiền thuê nhà, tiền sinh hoạt...

Ông cho biết vợ chồng mình không có nổi một đồng tiết kiệm. Và trên thực tế, tại Singapore người có hoàn cảnh như ông Peter không phải là hiếm.

{keywords}

Không đọc báo, dùng Internet và nói Tiếng Anh

Theo kết quả khảo sát của tổ chức Mindshare hồi năm ngoái thì 72% người Singapore cảm thấy mình không đủ khả năng chi trả cho các dịch vụ y tế vì chi phí quá cao.

Cũng theo dữ liệu thu thập từ 2002 đến 2011, mức hỗ trợ y tế của chính phủ nước này là dưới 1/3 tổng chi phí điều trị trong khi mức trung bình của các quốc gia phát triển thuộc OECD là 60-70%.

Bộ trưởng Phát triển Gia đình và Xã hội Chan Chun Sing bày tỏ quan ngại trước thực trạng rất nhiều người dân còn không có điều kiện đọc báo, tiếp cận Internet hoặc thậm chí là không hiểu Tiếng Anh- một ngôn ngữ chính thức tại nước này.

Triệu phú nhiều, khoảng cách giàu nghèo tăng

Singapore đã giàu lên nhanh chóng trong thập kỷ qua kể từ khi trở thành thiên đường thuế cho người giàu khắp thế giới.

Với GDP bình quân là 65,048 S$, Singapore vượt cả Mỹ và Đức. Và theo kết quả khảo sát, với số dân 5,4 triệu, tỷ lệ triệu phú theo đầu người tại nước này thuộc hàng cao nhất hành tinh. Tổ chức Economist Intelligence Unit xếp hạng Singapore là thành phố đắt đỏ thứ 6 thế giới.

Tuy vậy, theo số liệu của CPF, tỷ lệ người dân có thu nhập ít hơn một nửa mức thu nhập trung bình cả nước tăng lên 26% năm 2011 từ 16% năm 2002.

Có đến 12% trong 2 triệu lao động Singapore có thu nhập dưới 1.000 S$/ tháng. Trong khi đó, phó giáo sư kinh tế Hui Weng Tat tại trường chính sách công Lee Kuan Yew cho rằng, một lao động bình thường cần mức lương tối thiểu là 1.400-1.500 S$ để trang trải chi phí sinh hoạt.

Chỉ số bất bình đẳng thu nhập Gini tại Singapore chạm mức 0.478 năm 2012, cao hơn các nền kinh tế phát triển khác ngoài Hong Kong.

Điều mà Singapore đã và đang nỗ lực làm là hạn chế các doanh nghiệp tuyển dụng lao động giá rẻ nước ngoài, siết chặt các quy định về tăng lương và sửa đổi luật an toàn lao động.

Ngoài ra chính phủ cũng đang có kế hoạch mở rộng bảo trợ xã hội và tăng chi cho y tế. Ổn định thuế thu nhập nhưng tăng thuế xe hơi và nhà ở cao cấp cũng là một phần kế hoạch.

Bộ trưởng Tài chính Tharman Shanmugaratnam khẳng định, hiện Singapore còn rất nhiều nhiệm vụ phải làm và bản thân ông vẫn chưa hài lòng với thực trạng hiện nay tại đất nước.

HungNinh (Theo Reuters)