Trước đây, nếu hạch toán lãi vay vào báo cáo tài chính thì Vinashin sẽ lỗ, nhưng sau khi được xoá lãi vay thì báo cáo tài chính đã không còn âm nữa mà dương lên rất nhiều.

Trong quá trình tái cơ cấu Vinashin, lãnh đạo Chính phủ và lãnh đạo bộ Giao thông vận tải từng không ít lần nói trước Quốc hội: nếu thị trường vận tải biển thuận lợi thì vào năm 2015 Vinashin mới bắt đầu làm ăn có lãi. Tuy nhiên, tại buổi lễ ra mắt SBIC trong ngày cuối năm 2013 – cũng là ngày mà SBIC chính thức thay thế tập đoàn Vinashin, ông Nguyễn Ngọc Sự đã thông tin một con số rất đáng chú ý: cân đối tài chính năm 2013, Vinashin đã có lãi 7.900 tỉ đồng!
{keywords}
Không kinh doanh vẫn có lãi, SBIC có bộ mặt sạch sẽ mới.

Giải thích điều này, ông Nguyễn Ngọc Sự cho biết, khoản lãi 7.900 tỉ không phải do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại mà là kết quả của hoạt động tái cơ cấu, nhất là tái cơ cấu tài chính.

Thực ra, sau khi tái cơ cấu tài chính, chúng tôi được giảm gốc và giảm lãi vay rất nhiều. Trước đây, nếu hạch toán lãi vay vào báo cáo tài chính thì Vinashin sẽ lỗ, nhưng sau khi được xoá lãi vay thì báo cáo tài chính đã không còn âm nữa mà dương lên rất nhiều. 

Trước đó, tại buổi làm việc với bộ Giao thông vận tải, tổng giám đốc SBIC Vũ Anh Tuấn, cho hay kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2014 được dự kiến với hai kịch bản: phương án thấp: thi công 82 tàu trong đó 37 tàu xuất khẩu và 45 tàu trong nước; bàn giao 76 chiếc, trong đó 35 tàu xuất khẩu. Giá trị tổng sản lượng ước đạt hơn 6.000 tỉ đồng, tổng doanh thu ước đạt hơn 6.150 tỉ đồng. Theo phương án cao, toàn tổng công ty sẽ triển khai thi công 127 tàu, trong đó tàu xuất khẩu là 49 chiếc và tàu trong nước là 78 chiếc; số tàu bàn giao là 103 chiếc, trong đó 35 tàu xuất khẩu. Tổng giá trị sản lượng hơn 7.390 tỉ đồng, tổng doanh thu là 7.597 tỉ đồng.

Theo ông Sự, nguyên tắc sản phẩm mới ký hợp đồng thì phải có lãi, tối thiểu phải ngang vốn. Còn với các hợp đồng đã ký trước đây thì mục tiêu là giảm lỗ càng nhiều càng tốt.

PV (Theo SGTT. VOV)