- Suốt những ngày qua, người dân từ các nơi rồng rắn đổ vào rừng núi Đông Giang, Nam Giang, Quảng Nam để săn tìm cây trà dây, được mệnh danh là thần dược của đồng bào Cơ Tu.

Bà Hồ Thị Thu (61 tuổi) - chủ quán nước nằm ven quốc lộ 14G, đường lên thị trấn Prao (huyện Đông Giang, Quảng Nam) kể rằng bà đã sống ở đây, rồi mở quán nước ven đường này hơn nửa đời người cũng không biết trà dây là cây thần dược của bà con Cơ Tu.

Thế mà người ta đồn rằng đây là loại biệt dược của đồng bào Cơ Tu, trị được bách bệnh - bà Thu nói.

Anh Nguyễn Anh Tuấn (ngụ quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng) cho biết thêm: “Tôi có người bạn làm ở trạm kiểm lâm huyện Đông Giang mách cho bài thuốc quý của người Cơ Tu là dùng cây trà dây, đem phơi khô về sắc uống sẽ có tác dụng điều hòa huyết áp, chữa bệnh tiểu đường rất tốt... Nhà có ông cụ bị bệnh tiểu đường chữa mãi không khỏi nên tôi tranh thủ cuối tuần lên đây tìm mua về cho cụ uống thử”.

{keywords}

{keywords}

Trà dây tươi được chặt nhỏ đem phơi la liệt trong sân các hộ dân sống ven theo quốc lộ 14G, đoạn đi qua địa phận xã Ba, xã Tư của huyện Đông Giang.

Không riêng anh Tuấn mà rất nhiều người, chủ yếu ở TP. Đà Nẵng, cũng tìm lên khu vực này mua “thần dược” trà dây đem về sắc uống. Điều này khiến nhiều người đổ xô vào rừng tìm hái, giá cả vì thế cũng đội lên hàng giờ. Hiện giá trà dây “sốt xình xịch” và là mặt hàng “nóng” ở vùng miền núi này.

Nếu trước Tết, giá mỗi kg trà dây khô chỉ dao động từ 30.000-60.000 đồng thì nay lên tận 150.000 đồng/kg loại bình thường, còn nếu loại một thì 200.000 đồng/kg. Thậm chí, nhiều chỗ còn hét giá lên cả triệu đồng, loại đặc biệt.

Không chỉ thu mua chà dây đã phơi khô, thương lái đặt mua luôn cả những cây chà dây còn tươi với mức giá “chát” không kém, từ 50.000-70.000 đồng/kg.

Không chỉ người dưới xuôi lên hỏi mua chè rừng, mà còn xuất hiện thông tin thương lái Trung Quốc được dắt mối bởi người Việt đến đặt vấn đề thu mua cây trà dây thảo mộc với giá 150.000 đồng/kg và không hạn chế số lượng.

{keywords}

Các hộ gia đình thuộc các xã vùng cao của huyện Đông Giang và ngay cả người dân dưới chân Dốc Kiềng cũng không quản ngại đường sá xa xôi lên rừng săn tìm thần dược.

{keywords}

Chỉ sau một thời gian ngắn, trà dây hầu như biến mất khỏi các cánh rừng quanh quốc lộ 14G, người dân buộc phải đi sâu vào rừng trong núi.

{keywords}

Nhiều người còn tích trữ chè, không chịu bán. Nay chè rừng chât đống trong nhà, không ai tới hỏi mua.

Thiếu tá A Lăng Xuân (Đội CSGT Công an huyện Đông Giang, Quảng Nam) cho biết: Là người Cơ Tu chính hiệu nên tôi biết rõ về loại cây này. Cây trà dây được đồng bào mình gọi là cây chè rừng. Khác với loại “chè ta”, chè rừng có là loại thân dây, lá thon nhỏ, có hình răng cưa, chúng mọc chủ yếu ở khu vực triền núi, nhiều nhất là ở các khu đồi mới được phát quang trồng rừng mới.

Cũng theo thiếu tá A Lăng Xuân, anh em làm trong ngành, rồi cánh kiểm lâm, cán bộ huyện, xã được người dân ở đây quý mến nên họ hay đem chè rừng biếu.

Mọi người uống thấy ngon, ăn được nhiều cơm, đêm ngủ ngon ngấc, người sảng khoái nên truyền tai nhau. Có lẽ vì vậy mà người dân dưới xuôi biết được loại cây đặc biệt này nên tìm lên đây mua về uống.

Một đồn mươi, mười đồn trăm, công dụng quý của cây trà dây được thổi lên tận mây xanh thế nên chuyện dòng người đổ xô lên khu vực vùng núi giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng tìm mua “thần dược” cũng chẳng có gì là lạ!

Ông Phan Thanh Bình (Chủ tịch UBND xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam) cũng cho biết: “Trà dây mọc khắp nơi trên núi nhưng nhiều nhất vẫn ở khu vực xã Tư. Nhiều người dân trong vùng hay chặt về phơi khô đem nấu uống. Tuy nhiên, thông tin thương lái Trung Quốc lên đây đặt vấn đề mua chà dây số lượng lớn thì chỉ là tin đồn!”.

Vũ Trung