Là người bào chữa cho bị cáo Dương Chí Dũng, luật sư Trần Đình Triển - Đoàn Luật sư Hà Nội đã có thời gian tiếp xúc khá nhiều với Dương Chí Dũng và gia đình bị cáo này. Ngoài việc tìm chứng cứ bào chữa cho bị cáo, LS Trần Đình Triển đã nhìn thấy một góc rất con người trong gia đình Dương Chí Dũng.

Hết giờ xét xử buổi sáng thứ 5 ngày 24.4, Tòa tạm nghỉ để buổi chiều tiếp tục lúc 14h. Khoảng 13h30, tôi đến Tòa, vào phòng xét xử thì thấy Dương Chí Dũng và mấy anh cảnh sát tư pháp đã có mặt ở đó, chị Phương - vợ anh Dũng đi theo tôi. Chị ấy đứng ở hàng ghế ngay sau lưng anh Dũng. Khi tôi đi qua trước mặt anh Dũng, anh Dũng đứng dậy chào tôi. Ngay liền sau đó chị Phương nói với anh Dũng một câu: “Quay lại cho ôm tí nào”. Anh Dũng quay lại, chị Phương nhẹ nhàng ôm chặt lấy chồng còn anh Dũng đưa 2 tay lên cùng với chiếc còng số 8, xòe 2 bàn tay ra ôm chặt lấy má chị Phương và nói: “Anh rất yêu em. Anh có lỗi với tổ tiên, với bố mẹ, anh chị em, bạn bè, mẹ con em và các cháu”.

{keywords}

Cũng buổi chiều hôm đó, khi phiên tòa đang xét xử, cô con gái thứ hai của anh Dũng - chị Phương đứng ngoài bờ tường gọi với vào nói với tôi: “Chú ơi! Làm thế nào cho mẹ con cháu vào gặp ông với”. Tôi lặng người đi vì khi anh Dũng bị bắt tạm giam, chị Phương tổ chức lễ cưới cho cô con gái, anh Dũng không có mặt. Nay cô con gái đã mang thai 3 tháng, chưa được gặp lại bố. Anh Dũng cũng chưa hề biết mặt chàng rể thứ hai.

{keywords}

Gia đình vợ con trò chuyện với Dương Chí Dũng qua song sắt xe tù.

Tôi nói với cháu: “Đi ra cổng chính để chú xin bảo vệ xem sao”. Tôi ra cổng Tòa, gặp các anh bảo vệ, các anh bảo: “Phiên tòa hôm nay ai được vào là do lực lượng cảnh sát chứ chúng tôi không có quyền”. Tôi gặp một anh trung úy (anh này vốn là thân chủ của tôi trong một vụ việc mà gia đình anh ấy là bị hại) nhưng anh ấy rất nguyên tắc bảo với tôi: “Chú vào xin phép thủ trưởng của cháu đeo quân hàm trung tá kia kìa. Nếu cháu cho vào mà không có ý kiến lãnh đạo thì sẽ bị kỷ luật”. Tôi gặp đồng chí trung tá trình bày sự việc, đồng chí ấy đồng ý và bảo với tôi cho cháu đứng ở bên ngoài, không được vào phòng xét xử.

Khi buổi xét xử hết giờ làm việc, các đồng chí cảnh sát đưa anh Dũng ra xe, cô con gái thứ 2 đứng ở hành lang vừa chỉ tay vào bụng vừa kêu to: “Bố ơi! Ông ơi! Cháu chào ông này”. Anh Dũng nhìn cháu với một nét mặt vừa vui, vừa buồn; rồi anh giơ tay lên cùng chiếc còng số 8 vẫy vẫy mẹ con cháu và nói: “Bố có lỗi! Ông có lỗi! Nhớ giữ gìn sức khỏe, anh chị em đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, chăm sóc ông bà, chăm sóc mẹ thay bố”.

{keywords}

Khi anh Dũng chuẩn bị bước lên xe thùng, thì bỗng dưng anh quay ngoắt lại khi nghe tiếng gọi của chị Phương: “Quay mặt lại cái xem nào” và đón nhận nụ hôn gió từ vợ trước khi 2 cánh cửa xe đóng sập lại, được cài và khóa cẩn thận. Nghe câu nói của chị Phương với chồng, ai chứng kiến cảnh đó cũng đều thấy xúc động. Chỉ một câu nói thôi nhưng chứa đựng biết bao cảm xúc, vừa yêu thương, vừa giận hờn.

Buổi tối hôm đó, mấy mẹ con chị Phương sang thăm tôi. Con gái thứ hai của chị Phương bảo: “Phiên tòa phúc thẩm lần này mẹ lãi nhé”. Mọi người đang buồn nhưng đều buồn cười trước câu nói hồn nhiên của cô bé. Chị Phương còn kể: “Hôm nay tiễn anh Dũng ra xe, em giơ tay chào chồng, anh chị em phóng viên đứng bên cạnh bảo em: Hôn gió đi, hôn gió đi”.

Tôi bảo chị Phương: “Bài thơ chị làm tặng anh đâu rồi?”. Đang xúc cảm nên chị Phương đọc luôn cho tôi nghe. Tôi gửi lên đây để mọi người hiểu được tấm lòng thủy chung, son sắt, chịu đựng, lo toan của người phụ nữ khi người chồng đang đối diện với bản án tử hình cho dù đã biết chồng mình có thời gian không chung thủy:

“Khi xuân sang mọi người mừng xuân mới

Anh đến chơi nhà em gội tóc ngoài sân

Muốn làm quen mà khó quá phải không?

Em bẽn lẽn nhìn anh cười e thẹn

Rồi cứ thế em về anh lại đến

Mình thân nhau rồi gần gũi nhau hơn

Và em cũng biết anh là biển cả

Nên em muốn mình là bờ cát trắng

Để được sóng anh mãi vỗ về em

Và được cùng anh lái con tàu trên biển...”.

(Theo Laodong)