Hải sản tươi nói chung và mực nói riêng có màu sắc tự nhiên, thịt có độ đàn hồi tốt. Trong khi đó, với mực đã chết, ươn thì việc tẩy bằng ôxy già chỉ giúp tẩy mùi và làm mực trắng hơn chứ không thể giúp cấu tạo cơ thịt trở lại trạng thái chắc, đàn hồi, phẩm chất thịt ngon như đồ tươi được.

Theo khuyến cáo của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm, thực phẩm hết hạn sử dụng nếu tìm cách “đánh lận con đen” như dùng hoá chất làm tươi bề ngoài thực phẩm ươn thối thì chắc chắn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người dùng, bởi thực phẩm đã hỏng thì không thể thu hồi dinh dưỡng lại được, đã vậy hoá chất sẽ đọng lại, ăn phải rất nguy hiểm.

{keywords}

ThS. Trần Trọng Vũ, Giảng viên khoa Công nghệ thực phẩm, đại học Công nghệ Sài Gòn: Cấm dùng ôxy già trong thực phẩm

Ôxy già (hydro peroxide – H2O2) là hoá chất có tính ôxy hoá rất mạnh, nó có khả năng tẩy trắng và sát khuẩn. Theo danh mục phụ gia cho phép sử dụng của bộ Y tế (Quyết định 3742/2001/QÐ-BYT), thì không có ôxy già, nói cách khác ôxy già không được phép sử dụng trong thực phẩm.

Tuy nhiên, trên thực tế một số cơ sở sản xuất thuỷ sản vẫn sử dụng một số chất tẩy trắng có chứa thành phần ôxy già để tẩy trắng hải sản như mực, tôm… Theo IARC (cơ quan Nghiên cứu về ung thư quốc tế), ôxy già được xếp vào nhóm ba, nhóm các chất không có khả năng gây ung thư.

Ở đây, việc ôxy già có tác dụng tẩy trắng và tác dụng đối với sức khoẻ là hai khía cạnh hoàn toàn khác, thậm chí có một số trường hợp tẩy trắng mang nguy cơ cho sức khoẻ do người tiêu dùng khó nhận biết thực phẩm đã hư hỏng.

Thực tế, nếu các loại hoá chất sử dụng là hoá chất công nghiệp thì còn có nguy cơ nhiễm các chất độc khác. Ðiều đáng nói là quy trình tẩy trắng hải sản quá đát bằng hoá chất ngày càng tinh vi, người tiêu dùng không dễ nhận biết nên dễ gây ngộ độc thực phẩm.

Ôxy già hoà tan rất tốt trong nước, dễ bị rửa trôi và sau khi tham gia phản ứng ôxy hoá khử, nó tạo thành nước và hầu như không còn tồn dư trong sản phẩm. Nhưng nếu tồn dư lượng lớn trong thực phẩm, ăn phải sẽ tác động đến hệ thần kinh, gây buồn nôn, xây xẩm.

Ngoài ra, nó tác động đến niêm mạc đường ruột, làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Như vậy, ôxy già chỉ gây tổn thương nếu chúng ta tiếp xúc với dung dịch nồng độ cao, khi đó có thể nó sẽ gây cháy da, tổn thương niêm mạc… còn trong trường hợp sản phẩm qua xử lý bằng ôxy già và không còn tồn dư ôxy già, có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người hay không thì chưa có báo cáo xác nhận.

Hải sản tươi nói chung và mực nói riêng có màu sắc tự nhiên, thịt có độ đàn hồi tốt. Trong khi đó, với mực đã chết, ươn thì việc tẩy bằng ôxy già chỉ giúp tẩy mùi và làm mực trắng hơn chứ không thể giúp cấu tạo cơ thịt trở lại trạng thái chắc, đàn hồi, phẩm chất thịt ngon như đồ tươi được.

Ðể bảo quản lâu, dùng dài ngày, hiện đã có phương pháp hiện đại là làm lạnh nhanh tới -30 độ C, hải sản gần như ở trạng thái ban đầu khi rã đông, tuy nhiên phương pháp này khá đắt tiền. Hiện nay cách phổ biến là làm lạnh bằng hỗn hợp sinh hàn bằng đá và muối là tương đối an toàn, bảo quản khá lâu.

Theo MTG