Nguồn nước sinh hoạt của hàng ngàn người dân Hà Nội trông chờ vào cái ao tù và ông trời, đó là sự thật trớ trêu tồn tại nhiều năm nay ở Ngọc Than, xã Ngọc Mỹ (Quốc Oai, Hà Nội).

{keywords}

5 năm nay, cái ao tù rộng khoảng vài trăm mét vuông này là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho hàng ngàn hộ dân. Điều đáng nói là nơi đây cách đường ống nước sạch sông Đà chỉ hơn 1 cây số.

{keywords}

Có khoảng hơn 20 giếng lọc thô và hàng trăm đường ống máy bơm hút nước được người dân lắp đặt để bơm nước ao về sử dụng.

{keywords}

Những chiếc giếng lọc thô được xây nhiều lớp, giữa các lớp là cát, sỏi. Chiếc giếng lọc này phải chịu tới 9 ống hút của máy bơm.

{keywords}

Năm ngoái, người dân ở đây được Công ty Công nghệ năng lượng và môi trường NuSa lắp đặt một số giếng lọc nhưng không thể đáp ứng đủ nhu cầu.

{keywords}

Nhiều người không có điều kiện thì sử dụng những giếng lọc bằng ống nhựa đường kính lớn, nhưng chỉ có tác dụng ngăn rác rưởi.

{keywords}

Ông Nhương cho biết chi phí bơm nước ao về nhà ông khoảng 5 triệu đồng, những nhà xa thì phải mất khoảng 20 triệu đồng.

{keywords}

Những chiếc ống dẫn nước ao giăng khắp nơi, từ leo lên cây...

{keywords}

...đến “tranh giành” với dây điện.

{keywords}

Từng búi ống nhựa chui từ dưới đất lên.

{keywords}

Có nhiều gia đình kéo đường ống dài cả cây số chỉ để lấy nước ao.

{keywords}

Không những thế, khi bơm nước ao, họ phải chia nhau thời gian. Trong ảnh: Đến lượt ông Năm, xóm Giữa, cắm máy bơm nước về nhà mình.

{keywords}

Nước bơm từ ao về được lọc qua bể lọc cát, sỏi như thế này. Sau đó, nhà nào có điều kiện thì mua máy lọc nước để sử dụng.

{keywords}

Cái ao làng hằng ngày phải gồng mình gánh chịu cả ngàn hộ dân từ nước ăn, nước giặt giũ… Trong ảnh: Cô Oanh rửa tay chân khi đi làm đồng về.

{keywords}

Chiều chiều, những đứa trẻ này vẫn “hồn nhiên” tắm ao mỗi khi chiều về vì nóng và thiếu nước. Chúng bất chấp nước bẩn và nguy cơ đuối nước (nơi sâu nhất của ao lên đến 3,5m). Đã có những vụ chết đuối thương tâm xảy ra tại đây.

Theo MTG