Ngoài những loại chè quen thuộc và được yêu thích từ lâu như chè Thái, chè Singapore... , những món chè đến từ các nước ASEAN khác như Indonesia, Malaysia, Campuchia... cũng đang tạo nên cơn sốt ở Hà Nội.

Chè Malaysia

Món chè có xuất xứ từ Malaysia nhưng được chế biến thêm các nguyên liệu chè truyền thống Việt cho phù hợp với khẩu vị của người Việt. Chè có vị bùi bùi của các loại đỗ, ngọt thanh của thạch và vị ngậy của nước cốt dừa, đặc biệt thơm vị dừa khô. Quán chè Malaysia nổi tiếng nhất ở Hà Nội là quán chè bà Tuyết trên vỉa hè phố Tô Hiến Thành. Giá một cốc chè Malaysia tại quán bà Tuyết là 15.000 đồng/cốc.

{keywords}

Anh Nguyễn Ngọc Anh (28 tuổi, nhân viên một công ty có trụ sở tại Hai Ba Trưng, Hà Nội) nhận xét: "Chè ở đây có vị ngọt nhẹ, thơm mùi cốt dừa mà lại không quá béo và đặc biệt hạt lựu của chè Malaysia rất độc đáo. Giá cả cũng phải chăng".

Chè Indonesia

Chè Indonesia được làm từ lá dứa, nước cốt dừa, sắn, khoai lang, đường cọ, chuối... có vị ngọt bùi. Trong cốc chè Indo thường có một ít đá bào kết hợp với kem, thạch rau câu. Chè Indo thường có giá từ 20.000 - 25.000 đồng/ cốc.

{keywords}

Không chỉ thưởng thức món chè Indonesia ở ngoài hàng, nhiều bạn trẻ còn chia sẻ công thức làm món chè chuối Indo để thưởng thức tại nhà trong những ngày nắng nóng.

Nhận xét về món chè Indonesia, Bích Phương (sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân) nói: "Không có gì giải khát tốt như một bát chè Indo vào một ngày nắng nóng".

Chè Campuchia

Chè Campuchia được nấu từ đường thốt nốt, có vị đậm đà thơm mát tự nhiên mà lại không quá gắt. Tại chợ Lê Hồng Phong, TP.HCM có nhiều quầy bán chè Campuchia. Chè Campuchia được bán với giá từ 10.000 - 15.000 đồng/cốc.

Các món chè đặc trưng Campuchia có chè hột me, chè bí đỏ, chè thốt nốt... Theo người bán hàng, nguyên vật liệu làm nên món chè này được chuyển về từ Campuchia hàng tuần theo các chuyến xe đi về Campuchia - Sài Gòn thường xuyên, bởi vậy nên rất tươi mới.

{keywords}

"Nấu chè hột me kỳ công lắm, hột me phải được rang lên, đập vỏ, phơi nắng rồi ngâm nước, tách vỏ mới có thể thơm mềm không khác gì hạt đậu. Thế nên, nhấm nháp miếng chè hột me dẻo dẻo, quyện với nước cốt dừa beo béo mới thấy hương vị thật đặc biệt", chủ một quán chè Campuchia chia sẻ.

Một thực khách tâm sự: "Vì tò mò về món chè Campuchia nên mình mới chạy đi ăn thử. Mình gọi thử 1 chè thập cẩm, 1 xôi xiêm. Nước dừa ở đây hơi lạ, vị mặn mặn. Thập cẩm có: bí chưng, trứng Thái, hột me, thốt nốt với sương sa, ăn kèm đá bào và nước dứa. Ăn chè Campuchia có vị đậm đà thơm mát".

Chè Thái và chè Singapore

Chè Thái Lan và chè Singapore có lẽ là những loại chè ngoại nhập phổ biến nhất ở Việt Nam. Chè Thái Lan xuất hiện tại Hà Nội khoảng 20 năm về trước còn chè Singapore cũng đã được giới trẻ yêu thích từ những năm 2000. Thế nhưng, sức hút của hai loại chè này vẫn không hề suy giảm.

{keywords}
Chè Thái

Có rất nhiều quán chè Thái Lan được giới trẻ yêu thích như quán chè Thái ở Trần Huy Liệu, Kim Mã, Đội Cấn, Nam Đồng... Những quán chè này lúc nào cũng đắt khách. Chè Thái được bán với giá 15.000 đồng/cốc.

Chè Singapore quen thuộc với giới trẻ Việt với tên gọi bobochacha. Bobochacha có ba loại chè: đen, trắng và hoa quả. “Đen” là chè được nấu từ hạt gạo nếp cẩm nên loại này có độ sánh, dẻo và thơm đặc trưng của gạo. “Trắng” là sự kết hợp của khoai lang, sắn và thạch trên nền của nước cốt dừa loãng.

{keywords}
Chè Singapore

Nổi tiếng nhất về chè Singapore phải kể đến quán chè ở Cửa Bắc đối diện trường Phan Đình Phùng. Tuy ở trong ngõ nhưng quán lúc nào cũng đông khách. Ở đây, chè được bán với giá từ 10.000 đến 15.000 đồng.

N.Anh