Ở Việt Nam có rất nhiều 'chợ âm phủ' nổi tiếng. Chúng họp từ đêm và có khi kéo dài đến sáng và thường chỉ bán một loại mặt hàng truyền thống.

Chợ nón Gò Găng họp ở phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, TP. Quy Nhơn, Bình Định chỉ họp từ khoảng tầm 3h, 4h sáng, đúng lúc gà gáy nên còn có tên là "Chợ Gà Gáy". Chợ chỉ bán một mặt hàng duy nhất là nón lá thô, vật dụng làm nón, và thường diễn ra dưới ánh đèn dầu.

{keywords}

Chợ chiếu Định Yên, Đồng Tháp họp vào 2 tiếng trong đêm, nhưng giờ họp không cố đinh, đêm sau thường sớm hơn đêm trước một giờ và cứ thế xoay vòng. Chợ bán chiếu cói và vật dụng làm chiếu, người bán ôm hàng đi chào, người mua chỉ ngồi một chỗ chờ và ngã giá.

{keywords}

Cũng bán chiếu, nhưng chợ chiếu Âm Phủ ở An Lễ, Quỳnh Phụ, Thái Bình lại họp từ 1h đêm đến rạng sáng. Người đi chợ thường là phụ nữ, người già, mỗi đêm mua bán hàng ngàn lá chiếu. Chợ trước đây họp trong ánh đèn dầu, giờ dùng đèn mỏ. Dù được họp vào thời điểm không thích hợp, nhưng chợ "âm phủ" này đã có tuổi thọ hơn nửa thế kỷ.

{keywords}

Chợ cá nằm giữa ranh giới Tịnh Biên - Châu Đốc, tỉnh An Giang chỉ hoạt động từ 2 giờ - 5 giờ sáng, và bán riêng một loại hàng duy nhất là thủy sản. Chợ được họp ngay trên bến thuyền kênh Tha La, thu hút hàng chục ghe chở cá của người dân đến bán. Tuy rất tấp nập, nhưng chợ chỉ họp một mùa trong năm, đó là mùa nước nổi.

{keywords}

Chợ Phủ Lý, quanh năm bất kể thời tiết mưa gió, giá rét đến đâu, chợ vẫn diễn ra đều đặn và tấp nập người mua, kẻ bán. Không giống như các khu chợ khác, cảnh mua bán tại đây diễn ra vào một khoảng thời gian khá ngắn và đặc biệt, đó là bắt đầu từ lúc hơn 0h, kéo dài đến trước lúc gà gáy sẽ phải tan.

{keywords} 

Không bán riêng một món hàng nào, nhưng chợ ma Phủ Lý lại nổi tiếng bởi lịch họp dày đặc trong năm, chỉ nghỉ duy nhất đêm giao thừa. Là chợ bán sỉ các loại hàng hóa nông sản, chợ bắt đầu họp vào 0 giờ đêm và vãn khi trời tảng sáng. Dù mỗi ngày, hàng tấn rau được trao đổi ở khu chợ này, nhưng vì người bán người mua đã quen mặt nên chợ khá yên tĩnh, hầu như không có cảnh mặc cả, ngã giá.

Chợ đêm Dinh Cậu, Phú Quốc, Kiên Giang vốn là khu chuyên mua bán ngọc trai - một trong những sản vật nổi tiếng nhất của vùng biển này. Cùng với sự phát triển của du lịch, lâu dần, chợ Dinh Cậu trở thành nơi cung ứng sản phẩm đa dạng, nhiều nhất là sản vật từ biển như ngọc trai, vỏ ốc, và cũng là khu ẩm thực đêm nổi tiếng.

{keywords} 

Đây là nơi thu hút đông du khách nhất vào buổi tối, chợ có hơn 100 gian hàng gian hàng trải dài hai bên vệ đường Võ Thị Sáu. Du khách đến với chợ đêm Dinh Cậu có thể thỏa thích mua sắm và thưởng thức những đặc sản của đảo Phú Quốc với đầy đủ các loại hải sản tươi sống được trưng bày đẹp mắt.

Chợ hoa Quảng Bá nổi tiếng Hà Nội, tọa lạc ngay trên đường Nghi Tàm, Quảng An, Tây Hồ. Chợ hoạt động từ 2h sáng và đóng cửa rất muộn, riêng ngày lễ, tết hầu như lúc nào cũng nhộn nhịp người ra vào vào. Chợ chỉ bán duy nhất một mặt hàng là hoa tươi.

{keywords}

Với người Hà Nội, chợ hoa Quảng Bá đã quá quen thuộc, thế nhưng nó vẫn là nét văn hóa rất riêng và lạ lẫm với khách phương xa.

Chỉ họp mỗi năm một lần và họp từ nửa đêm đến rạng sáng, chợ Viềng, thị trấn Gôi, Nam Định là khu chợ nổi tiếng nhất miền Bắc. Người đi chợ Viềng quan niệm, đến đây để mua may, bán rủi, nên ai cũng sẽ mua ít nhất một món đồ về nhà, và hầu như không mặc cả hay ngã giá.

{keywords}

Chợ Viềng họp đêm mồng 7, rạng sáng mồng 8 tháng Giêng để tưởng nhớ hai vị tướng trong truyền thuyết. Theo giải thích của các cụ già, chữ “Viềng” trong từ chợ Viềng có nghĩa “về”, là “vầy”, sum vầy, hội tụ nhân dân khắp mọi nơi về chung vui. Phiên chợ mang ý nghĩa cầu may trong năm mới, mong một năm làm ăn thuận lợi, phát đạt, nhiều tài lộc.

Trước đây, chợ Viềng chỉ bán nông cụ, đặc biệt nổi tiếng với dao, rìu, lưỡi cày... nhưng nay sản phẩm bày bán đã đa dạng hơn.

(Theo NĐT)