Giá rẻ, chỉ từ 1.000-2.000 đồng/sản phẩm, quà vặt Trung Quốc đang được mua bán tràn lan ở các chợ vùng nông thôn.

{keywords}

Những món quà vặt "Made in China" có giá thành rẻ, chỉ từ 1.000 đến 2.000 đồng/sản phẩm làm mê mẩn nhiều trẻ em ở các miền quê.

{keywords}

Cô Phạm Thị Luyến, bán hàng tạp hoá ở xã Đông Hải, Quỳnh Phụ (Thái Bình) cho biết, những món quà vặt của trẻ em được lấy từ người đổ buôn, giao tận quán. "Do có giá thành rẻ, ăn ngọt, mùi thơm lạ, đẹp mắt nên trẻ con rất thích. "Trứng khủng long có giá 2.000 đồng/quả, là món hàng bán chạy nhất", cô Luyến nói.

{keywords}

Ngoài ra, những chai "Coca-Cola" , nước cam tí hon có nhãn mác Trung Quốc cũng bán chạy với giá 3.000 đồng.

{keywords}

Kẹo ô có màu sắc sặc sỡ, được gắn tờ giấy "hướng dẫn sử dụng" chi chít chữ Trung Quốc xen chữ Việt Nam.

{keywords}

Những món hàng này được bày ở nơi bắt mắt nhất trong quán để thu hút trẻ em. Hầu hết đều không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, trên nhãn mác được viết bằng chữ Trung Quốc, không có nhãn phụ tiếng Việt, ngày sản xuất, hạn sử dụng cũng như đơn vị nhập khẩu.

{keywords}

Trứng khủng long giá 2.000 đồng/quả là món hàng trẻ con mê mẩn.

{keywords}

Những chai keo bi, đồ chơi nhựa không nhãn mác được bán cho trẻ em với giá 2.500 đồng/sản phẩm.

{keywords}

Vô số những đồ ăn vặt được bán cho trẻ ở đây đều không rõ nguồn gốc và được bán với giá rất rẻ. Kẹo "chú béo" có mã vạch 3 số đầu tiên là 690, xuất xứ từ Trung Quốc được bán giá 1.500 đồng/gói.

{keywords}

Được gọi là đào sấy khô "Baby", "Sản xuất tại công ty chất lượng cao", nhưng mặt đằng sau chỉ chi chít chữ Trung Quốc. Một gói kẹo này được bán chỉ 1.000 đồng.

{keywords}

Tại cổng trườn tiểu học xã An Vinh (Thái Bình), những hàng quà vặt có chữ Trung Quốc bán tràn lan.

{keywords}

Bao bì bắt mắt, cùng với tên gọi lạ: "Thịt hổ" được bán với giá 1.000 đồng/gói, khiến trẻ học cấp I thích thú. Kẹo que, thậm chí là kẹo không có tên bán giá 1.000 đồng/túi vẫn được nhiều học sinh ở quê mua ăn.

{keywords}

Ở nông thôn thường không có cơ quan, bộ phận kiểm tra an toàn thực phẩm, nên những mặt hàng không rõ nguồn gốc vẫn được mua bán tràn lan.

{keywords}

Chị Dương Thị Hoa (Đông Hải, Quỳnh Phụ, Thái Bình) cho biết: "Thấy con đòi ăn thì mua, chứ không biết nó có hoá chất hay bận tâm chữ ta hay chữ Tàu". Chính do thông tin về sự độc hại của những món quà vặt Trung Quốc tại ở các vùng quê còn mờ nhạt, nên nhiều phụ huynh sẵn sàng bỏ tiền mua để chiều con.

(Theo Zing)