Ngày 12/6, World Cup chính thức diễn ra thì tại Brazil, một người dân nước này đang bị 'chia rẽ' với nhiều niềm vui, lo âu, được và mất.

Chính phủ mong đợi World Cup sẽ tạo cho nền kinh tế một khoản thu 70 tỷ USD và vô vàn lợi ích khác về hình ảnh để quảng bá du lịch ra thế giới. Theo ước tính của Ernst&Young sẽ có khoảng 1.4 triệu khách du lịch đến Brazil trong thời điểm diễn ra World Cup và từ nay đến năm 2018, mỗi năm lợi ích hình ảnh của World Cup sẽ mang thêm gần 2 triệu du khách đến Brazil.

Chính phủ Brazil đã ra sức dọn dẹp và chỉnh trang lại bộ mặt đô thị để chờ đón hàng triệu du khách và fan túc cầu trên toàn thế giới. Đây là mùa làm ăn của các công ty du lịch, khách sạn.

Bên cạnh đó, ngày 27/5 vừa qua, chính phủ đã công bố gói biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường hướng tới "một kỳ World Cup xanh nhất từ trước đến nay" bằng cách cho các công ty tham gia vào quảng cáo, sử dụng toàn bộ đèn lead cho SVĐ, đổi lại phải giảm thiểu khí CO2 hay phát động "hộ chiếu xanh" cho khách du lịch....

{keywords}

Riêng số tiền để xây mới và sửa lại 12 sân vận động cho World Cup đã lên tới 3,6 tỉ đô la

Ở đất nước Nam Mỹ này, xuất khẩu nhỏ hơn 1% lại chủ yếu dựa vào các công ty nhỏ và trung bình. Nền kinh tế quốc gia này cũng "ăn" theo World Cup, mở ra các cơ hội mới trong giao thương quốc tế các doanh nhân nước ngoài đến đây du lịch và khảo sát thị trường. Điều này có thể đem đến nhiều lợi ích khác về khoa học kĩ thuật,...

Cảnh sát ra quân để chấn chỉnh lại các băng nhóm tội phạm và các khu ổ chuột. Những lớp học tiếng Anh miễn phí được mở ra cho người dân để học có thể giao tiếp cơ bản với khách du lich nhằm tạo nên một Brazil thân thiện, sạch đẹp, trong lành.

Nhưng đó chỉ làm phần nổi của tảng băng chìm.

Khi chọn quốc gia Nam Mỹ này đăng cai World Cup 2014, FIFA đã đặt ra mục tiêu "Giảm bớt tỉ lệ nghèo đói và bất bình đẳng xã hội" nhưng dường như mục tiêu này là quá xa vời với người dân. Nó đã trở thành ác mộng của người nghèo.

{keywords}

Mục tiêu của FIFA đã trở thành ác mộng của người nghèo.

Trong thời gian vừa qua, người dân tại 7 thành phố lớn của Brazil liên tục tổ chức các cuộc biểu tình và đình công có qui mô lớn để phản đối ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Chủ tịch công đoàn tàu điện ngầm Brazil cho biết sẽ tổ chức một cuộc đình công lớn tại Sau Paulo nếu công nhân trong toàn bộ hệ thống không được tăng lương từ 8.7-10%. Còn tại Belo Horizonte, các nhân viên làm việc trong ngành y tế tổ chức cũng đình công nhằm đòi hỏi tăng thu nhập và điều kiện làm việc tốt hơn thay vì việc chính phủ đổ hàng tỉ đô la cho bóng đá.

Việc xây dựng 12 sân vận động hoành tráng khiến cho dân chúng không khỏi bức xúc và thất vọng khi chính phủ sử dụng những đồng tiền thuế chắt góp được trên mồ hôi nước mắt của người dân để đầu tư cho những SVĐ tốn kém. Dự tính Brazil sẽ chi 11 tỉ đôla cho giải bóng đá này, riêng số tiền để xây mới và sửa lại 12 sân vận động cho World Cup đã lên tới 3,6 tỉ đô la đồng nghĩa với việc tham nhũng gia tăng.

{keywords}

Người dân bản địa chống lại cảnh sát

World Cup khiến cho cuộc sống của người dân đã nghèo nay càng nghèo thêm. Những người biểu tình cho rằng, Chính phủ "bỏ quên" việc đầu tư những nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế cũng như phần đông dân cư. Brazil là quốc gia đông dân nhất và có nền kinh tế lớn nhất tại Nam Mỹ, tuy nhiên có đến 1/5 dân số sống trong cảnh đói nghèo. Bên cạnh những SVĐ trong mơ là những người vô gia cư sống qua ngày trong những túp lều tạm rách nát. Trong khi người dân không có được chăm sóc y tế và nhiều trẻ không có một ngôi trường tử tế để học. Theo một thống kê mới đây, tại Brazil cứ 1000 ngưởi dân thì có 1,7 bác sĩ, và 2,3 giường bệnh (trong khi con số này tại Mỹ lần lượt là 2.4/1000 và 3/1000). Những người dân sống trong khu ổ chuột trên sườn đồi phải mất từ 3 đến 4 tiếng mới đến được các nơi làm việc.

Điều họ quan tâm đến hiện nay chính là y tế, giáo dục và hạ tầng công cộng. Người dân sứ sở Samba yêu bóng đá hơn bất cứ thứ gì, tuy nhiên dường cái gì có cũng giới hạn của nó.

Có đến 61% người dân nghĩ rằng chính phủ nên sử dụng 11 tỷ USD cho y tế, giáo dục và hạ tầng công cộng thay vì tiêu tốn cho bóng đá. Người dân sứ sở Samba yêu bóng đá hơn bất cứ thứ gì, tuy nhiên dường cái gì có cũng giới hạn của nó.

Nhị Anh