Khi tỷ giá tăng trong tháng 5 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chờ đợi thời điểm để điều chỉnh tăng tỷ giá. Nếu để tỷ giá kịch trần trong thời gian dài sẽ tạo tâm lý găm giữ ngoại tệ trong nền kinh tế, điều đó nguy hại đến sự ổn định của thị trường ngoại hối. NHNN đã ra tay đúng lúc.

Chuyên gia tài chính Trần Hoàng Ngân, Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia phân tích:
{keywords}
Trần Hoàng Ngân
Trong điều kiện lạm phát ở mức thấp (CPI tháng 5 chỉ tăng 1,08% so với cuối năm 2013) đang có dư địa, nên điều chỉnh tỷ giá lần này không lo ngại và có "room" để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.

Hiện nay, xuất khẩu vẫn đang tăng khá, 5 tháng đầu năm tăng 15,4%, xuất khẩu là động lực cho tăng trưởng kinh tế, qua đó cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Trong khi đó, thị trường ngoại hối, tỷ giá ổn định, không có hiện tượng găm giữa ngoại tệ, tạo điều kiện cho việc tăng dự trữ ngoại hối nhà nước ở mức cao, điều này rất có ý nghĩa đối với đất nước chúng ta lúc này.

Có ý kiến cho rằng, vừa qua các TCTD tăng cường mua vào nhiều ngoại tệ thì đợt điều chỉnh tỷ giá này sẽ thu được lợi?

- TCTD là trung gian, thời gian qua theo số liệu của NHNN, 5 tháng đầu năm đã mua hơn 10 tỷ USD. Như vậy rõ ràng các TCTD khi mua được ngoại tệ của khách hàng là doanh nghiệp, người dân đã được bán cho NHNN, không giữ lại.

Ngoài ra, tôi được biết, các TCTD còn bán ngoại tệ của mình để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp cho nền kinh tế. Mấy ngày gần đây, các TCTD tăng tỷ giá mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng kịch trần nhưng là mua của nhau, NHNN chưa bán một đồng ngoại tệ nào cho các TCTD.

Do vậy không thể nói việc điều chỉnh tỷ giá lần này là có lợi cho TCTD nhờ mua vào ngoại tệ trong thời gian vừa qua. Mà cái lợi là ở chỗ, việc điều chỉnh tăng tỷ giá lần này sẽ thiết lập mặt bằng giá mới, phù hợp với định hướng đề ra, góp phần ổn định thị trường ngoại hối, duy trì thanh khoản trên thị trường, hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu, khách hàng tốt lên, thì các TCTD sẽ có lợi.

{keywords}

Ông có lo ngại việc điều chỉnh tỷ giá lần này có tác động không thuận lợi đối với hoạt động xuất nhập khẩu không?

- Hiện nay, sức cầu và sức hấp thụ của nền kinh tế còn thấp, hoạt động sản xuất kinh doanh còn khó khăn, trong khi đó xuất khẩu 5 tháng đầu năm đang rất khả quan, việc điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng 1% từ 19/6 sẽ giúp hỗ trợ xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế .

Việc nâng tỷ giá lần này còn có ý nghĩa lớn đối với ngành nông nghiệp, hỗ trợ cho xuất khẩu nông sản.

Mỗi một chính sách được đưa ra sẽ có tác động tốt cho DN này, nhưng lại không thuận lợi cho doanh nghiệp kia. Tuy nhiên, việc quyết định chính sách phải phục vụ cho đại cục của nền kinh tế. Việc điều chỉnh tăng tỷ giá lần này giúp hỗ trợ xuất khẩu, sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tốt cho cán cân thanh toán quốc tế, duy trì dự trữ ngoại hối nhà nước ở mức cao, trong khi không đáng lo ngại kiểm soát lạm phát.

Còn đối với nhập khẩu, khi phá giá thì hàng nhập khẩu tính bằng VNĐ sẽ cao hơn, nhưng đây cũng là cơ hội cho cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được thuận lợi hơn, khuyến khích người tiêu dùng trong nước sẽ lựa chọn hàng Việt Nam, hỗ trợ cho sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không chỉ một mình NHNN thực hiện chính sách mà còn cần có sự phối hợp của nhiều Bộ, Ban, Ngành khác trong việc kiểm soát, quản lý giá để tránh lợi dụng việc điều chỉnh tăng tỷ giá lúc này để tăng giá các mặt hàng.

Điều chỉnh tỷ giá ảnh hưởng thế nào đối với doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài?

- NHNN đã có đánh tín tiệu trước, thị trường đã có sự chuẩn bị. Ngay từ đầu năm, NHNN đã thông báo định hướng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, trong đó có định hướng điều hành tỷ giá. Do đó, bản thân các doanh nghiệp cũng dự liệu được điều này khi xây dựng kế hoạch kinh doanh cả năm của mình.

Lần điều chỉnh tỷ giá này của NHNN cũng nằm trong định hướng điều hành đã được thông báo. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, họ cũng đã lường trước ngay từ đầu năm dự phòng rủi ro do biến động tỷ giá từ 2 – 3%.

Vì vậy, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài cũng không "sốc" trước quyết định này của NHNN.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Khôi Minh (Thực hiện)