- Cách xử lý phổ biến đối với thuốc lá lậu hiện nay là đốt, tiêu hủy thuốc lá giả, thuốc lá kém chất lượng, còn lại giao cho Chính phủ quyết định. Tuy nhiên, cũng có kiến đề nghị tiêu hủy toàn bộ thuốc lá nhập lậu… Tuy nhiên, từ thực tế phòng chống buôn lậu cho thấy, đốt bỏ hay tiêu hủy không phải là giải pháp căn cơ.

Chống buôn lậu từ trong nước

Thực tế, có nhiều cách để chống buôn lậu mà trước hết phải đi từ chính nội lực sản xuất trong nước.

Gần 20 năm trước, bia Vạn Lực - Trung Quốc tràn vào Việt Nam từ nhiều con đường. Thậm chí dưới đáy bè gỗ, nứa, tre, từ miền ngược về xuôi đều buộc hàng trăm thùng bia lậu.

Tuy nhiên, sau khi các hãng bia trong nước vươn lên, các liên doanh với nước ngoài phát triển với nhiều chủng loại khác ra đời thì bia “Vạn Lực” đã bị đẩy lùi và sạch bóng trên thị trường miền Bắc.

Cho đến nay, đây vẫn câu chuyện điển hình của hàng Việt thắng hàng ngoại hay hàng nội đẩy lùi hàng lậu. Và từ đây, DN thuốc lá có thêm kinh nghiệm đề tìm ra giải pháp thực tế hiệu quả. Tuy nhiên, đến nay, ngành thuốc lá trong nước vẫn chưa làm được điều đó, người dân Miền đông và Miền tây Nam bộ nghiện thuốc lá vẫn đang phải dùng thuốc lá lậu.

{keywords}

Tiêu hủy thuốc lá lậu


Thực tế, trong khi ngành thuốc lá cho rằng, thuốc lá lậu đang giành thị phần thuốc lá trong nước. Nhưng với câu chuyện trên thì có lẽ phải phần nào đó chính DN thuốc lá trong nước đang nhường thị phần này cho thuốc lá lậu.

Giả sử, DN thuốc lá Việt Nam sản xuất một năm được khoảng 600 triệu -700 triệu bao thuốc lá Jet và Hero hoặc một loại thuốc lá với gu gần Zet, Hero thì thuốc lá lậu không có đất để vào thị trường Việt Nam giống như bia Vạn lực của Trung quốc.

Nói về câu chuyện này, một cán bộ lâu năm về quản lý thị trường cho biết, cách đây 10 năm, trong các cuộc họp của ban chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; Ban 853; Ban 127/TW, lãnh đạo Chính phủ đã có hỉ đạo mang tính định hướng lâu dài ch việc này: “Chống buôn lậu là để hỗ trợ tích cực cho sản xuất phát triển. Để ngành thuốc lá trong nước phát triển, việc cần làm lúc này là hợp tác, liên doanh, đầu tư hoặc tập trung nghiên cứu để mỗi năm ngành thuốc lá sản xuất được 600 – 700 triệu bao thuốc lá Jet, Hero hoặc một loại thuốc có gu tương đương với Jet và Hero để bán ra thi trường”.

Vị chuyên gia này cũng dẫn thêm một ví dụ tham khỏa, vài năm trước, khi có thông tin cảnh báo sự nguy hại khi hút thuốc lá ở trên mỗi bao thuốc không những có tác dụng giảm sức tiêu thụ thuốc lá đến 8,9%, mà đây còn là tin vui vì bệnh tật sẽ giảm và ngành thuốc lá đủ năng lực có thể sản xuất được đủ lọai thuốc lá phục vụ các nhu cầu trong nước.

Đốt bỏ chẳng buôn lậu nào sợ?

Năm 2007 để thử nghiệm tính hiệu quả của công tác chống buôn lậu theo đề nghị của Hiệp hội thuốc lá Việt Nam, Chính phủ cho đốt, tiêu hủy toàn bộ thuốc lá nhập lậu.

Theo đó, hàng triệu bao thuốc lá với trị giá vài chục tỷ đồng đem đốt, tiêu hủy. Tuy nhiên, sau ba năm đến 2010 theo đánh giá của các cơ quan chức năng và các chuyên gia thuốc lá nhập lậu tăng lên khoảng 800 - 850 triệu bao/năm, tăng so với năm 2006 trên 50%.

Thực tế này cho thấy, việc đốt bỏ thuốc lá lậu với trị giá hàng chục tỷ đồng đã không khiến buôn lậu giảm đi. Trong khi đó, xét cho cùng dù thuốc lậu thì những loại thuốc lá tốt vẫn là sản phẩm có giá trị trên thị trường. Đó là chưa nói đến để bắt được thuốc lá lậu đã tốn kém chi phí và công sức của công an, QLTT, Hải Quan…ở nhiều tỉnh thành như: Long an, Đồng Tháp, An Giang, Kiên giang, tây ninh , TP.Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Quảng trị, Tiền Giang, Bến Tre, Bình Phước, Trà Vinh.

Được biết, dù duy trì một lực lượng lớn, trên nhiều ngành, nhiều địa bàn để vất vả chống buôn lậu nhưng việc bồi dưỡng cho lực lượng này còn thấp. Ngoài đồng lương thì trước đây có khoản kinh phí hỗ trợ chống buôn lậu 40% lấy từ hiệu quả chống buôn lậu. Tuy nhiên, khoản này đã bị cắt.

Được biết, từ 21/8/2012 Chính phủ cho phép chỉ đốt thuốc lá giả, thuốc lá kém chất lượng còn thuốc lá chất lượng tốt cho tái xuất sau đó gia hạn đến 30/9/2014 để tiếp tục điểm.

Sau chưa đầy một năm, các lực lượng thực thi đã tịch thu trên 11 triệu bao, việc tái xuất tuân thủ luật pháp quy định... Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, thuốc lá nhập lậu đã giảm khoảng 40% đến 50%. Dưới góc độ này, việc cho phép tái xuất thuốc lá nhập lậu còn chất lượng tốt của Chính phủ là chính sách đã cho thấy hiệu quả thực tế, theo đúng quy định và cam kết quốc tế. Vì thế, điều này cần được thực thi vì cũng chẳng có lọai hàng hóa buôn lậu nào bị tịch thhu mà cứ đem đốt bỏ như thuốc lá.

Hoàng Vinh