- Campuchia đang trở thành nguồn nhậu dồi dào của dân Việt. Thời gian gần đây, người ta nhập lậu chó, chuột, côn trùng, hoa súng... từ Campuchia để làm mồi nhậu.
Campuchia xuất khẩu cả tấn chuột sang VN mỗi ngày
Mỗi ngày, Campuchia xuất khẩu cả tấn chuột sang VN |
Chủ một cơ sở thu mua chuột ở tại chợ Khánh Bình (huyện An Phú, tỉnh An Giang)
tiết lộ, ở Việt Nam, chuột Campuchia chiếm khoảng 85%. Thị trường tiêu thụ mạnh
nhất là TP.HCM và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Ước tính, mỗi ngày, có khoảng 3-4 tấn chuột từ biên giới Campuchia được chở sang
bán ở Việt Nam. Sau đó, chuột được các đầu nậu làm thịt, lột da, mổ bụng rồi
mang tiêu thụ.
Thịt chuột lên bàn nhậu thơm lừng, hấp dẫn |
Nhập lậu chó từ Campuchia vào Việt Nam
Không chỉ có chuột mà mỗi năm, hàng trăm nghìn con chó bị bắt tại Campuchia cũng
được buôn lậu sang Việt Nam. Điểm đến cuối cùng của những con vật xấu số này là
những nhà hàng đặc sản cao cấp và những quầy hàng vỉa hè.
Thịt chó nhập lậu vào Việt Nam |
Ở Việt Nam, thịt chó được bán đắt hơn thịt lợn và có thể bán được với giá cao ở
những nhà hàng cao cấp. Nhu cầu thịt chó ngày càng tăng khiến những người cung
cấp tìm đủ mọi cách, từ việc bẫy đến trộm chó, sau đó tìm nguồn cung ở nước
ngoài. Những đường dây kinh doanh chó lên đến hàng triệu USD xuất hiện. Trên thị
trường chợ đen, việc buôn chó không bị đánh thuế khiến lợi nhuận của “nghề” này
lên đến 300-500%.
Để đến được Việt Nam, những con chó bị nhồi nhét vào những chiếc lồng sắt, mỗi
lồng từ 12-15 con, mỗi xe chở từ 6-8 lồng chở ô tô đi qua nhiều tuyến đường bộ
về Việt Nam.
Côn trùng Campuchia thành đặc sản của dân nhậu Việt
Nhện hùm (nhện đen) ở Campuchia to như cua đồng ở Việt Nam nên được người dân
chế biến làm nhiều món nhậu. Cánh mày râu thích những con nhện hùm để tẩm bổ vì
loài này được mệnh danh là “hùm xám chốn phòng the”. Đây là loại côn trùng ở
Việt Nam khó kiếm. Để có đủ nguồn hàng, người ta phải mua nhện hùm từ các thương
lái Campuchia.
Nhện hùm được mệnh danh là “hùm xám chốn phòng the”. |
Ở chợ côn trùng ở Tịnh Biên (An Giang), người ta bày bán rất nhiều loài côn trùng được 'nhập khẩu' từ Campuchia. Tại đây có những loài vật cực độc, có thể mất mạng nếu bị chúng cắn phải như bọ cạp, rắn rít cho tới những con vật gớm ghiếc như rết, mối chúa, bổ củi, nhện hùm…
Những loài côn trùng được bán ở chợ 'độc dược' vùng biên |
Côn trùng ở đây thường được ngâm rượu, được chiên giòn hay…nướng muối ớt phục vụ
phái mày râu bởi công dụng chính của chúng là tăng cường sinh lý, duy trì bản
lĩnh đàn ông.
Hoa súng Campuchia vào nhà hàng Việt Nam
Mùa lũ năm 2013, người dân ở hai tỉnh đầu nguồn An Giang và Đồng Tháp đã "rủ"
nhau sang các cánh đồng giáp biên Campuchia để hái bông súng. Loại hoa này sinh
sôi trong mùa lũ và là đặc sản mà nhiều hàng quán ưa chuộng. Đây là loại có hoa
màu trắng, thân dài người dân miền Tây hay dùng nấu canh chua, chấm mắm kho…là
món ăn quen thuộc được tiêu thụ mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long.
Sang Campuchia hái hoa súng để bán cho nhà hàng |
Bông súng đồng là loại “thủy mọc” tự nhiên. Cứ nước lũ lên là súng mọc khắp nơi,
nước lũ tới đâu bông súng sẽ mọc nhoi lên mặt nước theo tới đó. Thông thường vào
mùa lũ, nước ngập trên cánh đồng khoảng 4-5m thì cọng bông súng cũng sẽ cao bằng
mực nước. Hết mùa lũ, bông súng đồng cũng rụi theo, khi đó người dân Campuchia
mới cày đất trồng lúa.
Nghề hái bông súng đồng đã giúp cho cư dân vùng biên cả Campuchia và Việt Nam có
công ăn việc làm ổn định trong mùa lũ.
Bò viên từ thịt chuột cống Campuchia vào nhà hàng VN
Theo Một Thế Giới, tại Campuchia, nghề bắt chuột cống để bán thu hút khá đông những người nghèo khó ở đủ các độ tuổi của Phnom Penh. Một phần số chuột bắt được sẽ được làm "bò đểu xuất khẩu". Ở ngoại ô Phnom Penh, có cả một ngành công nghiệp sản xuất "bò đểu".
Chuột cống thành đặc sản trên bàn nhậu |
Theo đó, những con chuột cống hôi bẩn sẽ được lột da, cắt bỏ đầu. Trong số đó
nhiều con thậm chí đã bốc mùi hôi thối. Số thịt chuột này chẳng cần rửa hay làm
sạch sẽ được đem xay nhuyễn. Thịt sau khi xay nhuyễn sẽ được cho thêm nước mắm,
bột thịt bò, bột tiêu, bột nêm và trộn đều cho đến lúc thịt quánh lại.
Khi đã ra được “vị thịt tự nhiên”, những thợ làm thịt sẽ bọc quanh mỗi viên thịt
chuột cống một lớp bột dày màu vàng. Sau các công đoạn phủ bột gia vị và màu
nhân tạo, thịt chuột cống trông giống như thịt bò đàng hoàng, và trông không
khác gì bò bằm thứ thiệt. Sau đó, thịt sẽ được cho vào một nồi đun nước khổng
lồ. Khi thịt chín đều, người ta lấy "chuột viên" ra, bỏ vào một tô thép, chờ xe
tải đến chở đi giao hàng.
Món bò viên được chế biến từ nguyên liệu chính là… thịt chuột cống ở Campuchia |
Hàng ngày, sản phẩm từ công nghệ sản xuất bò viên bằng thịt chuột ở Campuchia
được vận chuyển trái phép qua biên giới và từ đó phân phối rộng khắp trong hệ
thống nhà hàng, quán ăn ở Việt Nam.
Hạnh Nguyên (Tổng hợp)