Cả mấy chục năm trồng rau, nông dân Mộc Châu không ngờ có ngày các siêu thị loại bỏ rau quả nhập khẩu để nhường chỗ cho sản phẩm của họ. Còn những khách hàng khó tính ở Hà Nội cũng không ngờ được ăn đặc sản Mộc Châu tươi xanh ngay trong ngày phân phối qua siêu thị.

Chuẩn hóa để tìm được chỗ đứng

Giới thiệu mớ rau cải ngồng Mộc Châu, bà Nguyễn Thị Luyến (Chủ nhiệm HTX rau tự Tự Nhiên (Đông Sang – Mộc Châu – Sơn La) tự hào khi sản phẩm của họ được xếp ngang hàng với những lọai rau quả nhập khẩu từ nước ngoài trên kệ siêu thị.

{keywords}
Nông sản Việt đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu trong các siêu thị.

Sản vật địa phương của những hộ sản xuất nhỏ lẻ sánh ngang với hàng nhập khẩu từ các nền nông nghiệp lớn là một dấu hiệu đáng mừng. Bà Luyến cho biết, từ khi được Metro rồi các siêu thị khác nhập hàng, sản lượng sản xuất ra được bao tiêu với giá cao hơn giá thị trường, bình quân lợi nhuận thu về khoảng 200-300 triệu đồng/ha.

Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam

Không riêng gì ở Việt Nam mà bất cứ DN nào ở các nước kinh doanh bán buôn hay bán lẻ thì tỷ lệ % hàng hóa địa phương của nước sở tại vẫn chiếm phần đa số.

Vì vậy, nếu các sản phẩm hàng Việt từ trước tới nay vẫn có chỗ đứng và đã kinh doanh tốt trong hệ thống như Metro không có lý do gì phải lo ngại sẽ không được tiếp tục bán ở đây.

Trong kinh doanh, bất cứ DN nào cũng có quyền chủ động lựa chọn nhà cung cấp, nguồn sản phẩm cho địa điểm kinh doanh của họ, hệ thống siêu thị, trung tâm mua sắm cũng vậy.

Để cạnh tranh được, DN Việt cần nâng sức cạnh tranh bằng các sản phẩm mới như mẫu mã phong phú, chất lượng hàng hóa tốt, an toàn. Bên cạnh đó phải có chiến lược quảng bá thiết thực, mạnh mẽ tới NTD. Thay vì ngồi chờ đợi sự ưu tiên đối với hàng việt, doanh nghiệp phải giữ sự công bằng trong việc kinh doanh.

“Quy mô sản xuất mở rộng, sản xuất gối vụ liên tục nên không lo hết việc. Làm với siêu thị lớn, nông dân cũng chuyên nghiệp hơn trong việc sản xuất an toàn, đóng gói và vận chuyển theo tiêu chuẩn”, bà Luyến cho biết thêm.

HTX Rau sạch Mộc Châu là một ví dụ thành công dưới sự hỗ trợ của siêu thị. Từ đây cho thấy, vai trò quan trọng của của siêu thị trong việc đưa hàng Việt tới người tiêu dùng (NTD). Mở rộng ra là vài trò quyết định của các nhà phân phối lớn trong việc hỗ trợ DN sản xuất, đưa hàng Việt vào siêu thị.

Theo Bộ Công thương, sau 5 năm triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã có những thay đổi rõ rệt trong nhận thức của DN và NTD. Nếu trước đây, hàng Việt chỉ chiếm một phần khiêm tốn trong hệ thống các siêu thị, các cửa hàng, chợ truyền thống, thì đến thời điểm nàyhàng Việt đã chiếm đến 80 – 90%. Trong đó, có sự đóng góp quan trọng của các hệ thống phân phối hiện đại, bao gồm cả những siêu thị có vốn FDI quy mô lớn.

Ông Phạm Tất Thắng - Nghiên cứu viên Cao cấp Bộ Công thương dẫn câu chuyện Metro Cash & Carry Việt Nam cho thấy, hệ thống này đã xây dựng được các chuỗi cung ứng bền vững gắn với sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản thực phẩm an toàn, phát triển thương mại điện tử... theo tiêu chuẩn quản lý quốc tế hiện đại. Trong khi đó, Big C cũng thử nghiệm mô hình liên kết này từ giữa năm 2008, Saigon Co.op thông qua hợp tác với TP.HCM, Tiền Giang, Lâm Đồng thu mua rau an toàn với một số hợp tác xã sản xuất rau tại đây.

“Cách quản lý hiện đại của Tập đoàn phân phối quốc tế ứng dụng tại Việt Nam như Metro, BigC... đã giúp sản phẩm Việt có được sự cạnh tranh quốc tế ngay trên sân nhà. Từ đây, các DN, hệ thống phân phối của Việt Nam học hỏi và phát triển theo hướng hiện đại”, ông Thắng nhấn mạnh. .

Ông Philippe Bacac - Tổng Giám đốc Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam cho biết: "Hoạt động hỗ trợ hàng Việt đã chú trọng nhiều vào các chương trình đào tạo cho nhà sản xuất cung ứng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, kết nối nhà sản xuất trong nước với kênh phân phối hiện đại. Điều này không chỉ giúp thúc đẩy sản xuất thông qua phân phối ở nội địa mà còn giới thiệu sản phẩm Việt ra các nước trên thế giới thông qua hệ thống Metro ở 29 quốc gia”.

Hàng Việt tự nâng tầm

Theo đánh giá của các hệ thống phân phối lớn, gần đây hàng Việt đã được chú trọng nhiều đến chất lượng, mẫu mã nên được NTD tin tưởng và đón nhận nhiều hơn. Riêng hàng nông sản của Việt Nam chiếm tới 90% tại các hệ thống siêu thị trong cả nước.

Tuy nhiên, các DN Việt cần phải liên tục nâng cao chất lượng, đa dạng thêm các mặt hàng từ giá rẻ đến cao cấp phù hợp với nhiều đối tượng. Theo đại diện một hệ thống siêu thị, hầu hết các nhà cung cấp khó tiếp cận được với kênh phân phối lớn là do thiếu tính chuyên nghiệp, số lượng hàng và quy mô nhỏ lẻ, chất lượng không đồng đều, kém đa dạng.

{keywords}

Nông dân Cần Thơ thu hoạch cá chẽm để bán cho siêu thị theo chương trình hợp tác chuỗi cung ứng thủy sản chất lượng cao

Thời gian qua các nhà phân phối đẫ hỗ trợ các nhà sản xuất cải thiện chất lượng, mẫu mã hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường cũng tiêu chuẩn của các hệ thống phân phối hiện đại. Hiện nay, có một số mô hình đang phát triển theo hình thức liên kết này như Metro, Big C, Saigon Co.op… Những DN phân phối này đã hợp tác với người nông dân để tổ chức lại sản xuất căn cứ vào yêu cầu của thị trường để cung cấp giống, cung cấp cây trồng, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con sản xuất thậm chí có những nơi đầu tư ứng vốn, thu mua, tiêu thụ toàn bộ sản phẩm này.

Từ 2005, Metro đã xây dựng trạm trung chuyển rau củ quả tại các vùng nguyên liệu như Đà Lạt và các tỉnh phía Bắc, trạm thu mua và trung chuyển thuỷ hải sản tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Với hơn 20.000 lượt nông dân, ngư dân được đào tạo, mỗi năm có hơn 11.000 tấn rau củ quả và hơn 3.000 tấn thuỷ hải sản an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế đến với NTD

Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng, với 85% hàng hóa Việt Nam được bày bán trong các hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại đã cho thấy sự gắn bó mật thiết giữa sản xuất và phân phối trong một chuỗi hoạt động thương mại. Từ đây, không chỉ siêu thị nắm được nguồn hàng từ đồng ruộng mà nông dân cũng biết làm ra sản phẩm theo thị trường.

Cụ thể, với kinh nghiệm của Metro Cash & Carry Việt Nam cho thấy, nhà phân phối không chỉ hướng dẫn kỹ năng trồng trọt mà còn gửi kế hoạch tiêu thụcho nông dân. Chẳng hạn, trong nămcần bao nhiêu chủng loại mặt hàng, số lượng bao nhiêu… để nông dân chủ động kế hoạch sản xuất,phù hợp với yêu cầu thị trường, đảm bảo mức giá tiêu thụ ổn định.Việc này mang lại chủ động, hiệu quả cho cả hai bên và tất nhiên NTD luôn được hưởng lợi.

Ông Trần Nguyên Năm, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công thương

Hàng Việt trong các siêu thị FDI chiếm từ 90-95%, mục tiêu của các doanh nghiệp FDI xác định nguồn hàng phải tận dụng tại chỗ mới có hiệu quả, nếu mà nguồn hàng đi nhập từ nước ngoài vào chắc chắn không hiệu quả.

Ưu việt của các siêu thị trong thị trường bán lẻ Việt Nam là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thuế triệt để, không có việc mua vào bán ra không có chứng từ.  Thời gian qua, Bộ Công thương đã làm việc với các tập đoàn nước ngoài, yêu cầu tăng cường tiêu thụ hàng Việt. Trong những năm gần đây tiêu thụ hàng Việt của Metro trên toàn thế giới tương đối khá, hàng năm trên 30 triệu USD. Bộ Công thương cũng đã xúc tiến với các tập đoàn bán lẻ để tổ chức các tuần hàng Việt tại hệ thống siêu thị ở nước ngoài nhằm mục đích tăng cường tiêu thụ hàng Việt trong hệ thống các tập đoàn nước ngoài, qua các kênh này hàng Việt đưa vào hệ thống tăng lên rõ rệt, đạt hiệu quả tốt.

Khánh Chi