- Lợi thế lớn nhất của hội nhập là mang lại cho nền kinh tế nguồn lực lớn từ sự hợp tác quốc tế về kiến thức, kinh nghiệm và nguồn vốn. Để hấp dẫn được nguồn vốn này, cần cái nhìn dài hạn và đột phá... mà trước hết phải giải tỏa được tâm lý ngại ngần.

Mới đây, Dự Luật nhà ở sửa đổi đã đưa ra các quy định thông thoáng cho người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở Việt Nam. Dự Luật mở rộng tối đa tối tượng được phép mua nhà, bao gồm: tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam; DN có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện DN nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh NH nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Dự luật được xem là có bước đột phá, đem lại niềm hy vọng cho thị trường khát vốn và cần động lực để đi lên. Đặc biệt, quy định "cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam" được kỳ vọng sẽ hút được nguồn vốn cá nhân nước ngoài nhàn rỗi vào thị trường địa ốc Việt Nam. Điều đó không chỉ mang lại hy vọng cho giới BĐS mà cả nhiều ngành kinh tế khác.

Giới chuyên gia và các nhà làm chính sách có kinh nghiệm hội nhập đều cho rằng đó là sự tất yếu của thời hội nhập. Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, Luật Sư Vũ Xuân Tiền cho biết, việc cho người nước ngoài mua và sở hữu nhà đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Trong xu thế hội nhập toàn diện Việt Nam không thể mãi 'một mình, một chợ' trong lĩnh vực này.

{keywords}

Dự Luật nhà ở sửa đổi đã đưa ra các quy định thông thoáng cho người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở Việt Nam

Theo nhiều chuyên gia, với tiến trình hội nhập, đây là việc trước sau cũng phải làm. Cho phép người nước ngoài mua nhà, trước hết là đáp ứng một nhu cầu hợp lý của những người đến Việt Nam làm ăn. Hơn thế, đây chính là một thị trường đầu tư, kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho BĐS và các dịch vụ liên quan. Mở cho vốn ngoại rộng cửa vào Việt Nam chính là mở cửa đón nguồn lực, giải tỏa các khó khăn tồn đọng của thị trường, đặc biệt phân khúc trung cao cấp, đem lại sự phát triển dài hạn cho thị trường quan trọng hàng đầu của nền kinh tế.

Mới đây, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). Hiện VEC cho đang lập tổ rà soát, nghiên cứu về cơ chế chính sách, tìm thị trường để bán quyền thu phí hoặc bán cổ phần các dự án đường cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài. Kế hoạch được cho là đột phá này xuất phát từ gợi ý của lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải sau khi có tin chủ đầu tư đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chuẩn bị bán 70% dự án cho một nhà thầu của Ấn Độ.

Mục tiêu xây dựng 2000 km đường cao tốc của VEC đang phải đối mặt với vấn đề nan giải thiếu vốn thì ý tưởng trên có thể là câu trả lời cho bài toán "tiền đâu". Và nếu được triển khai, VEC sẽ có vốn quay vòng đầu tư các tuyến cao tốc khác mà không phải trông chờ vào ngân sách hay trái phiếu Chính phủ trong bối cảnh nợ công tăng cao.

Cuối năm ngoái, đã có thông tin về việc sẽ bán một NH yếu kém phải tái cơ cấu cho nước ngoài. Dù chưa điều này sẽ vấp phải nhiều quy định hạn chế nhưng nó vẫn được đánh giá là một ý tưởng giúp thúc đẩy tái cơ cấu các NH.

{keywords}

Để hấp dẫn được nguồn vốn này, cần cái nhìn dài hạn và đột phá... mà trước hết phải giải tỏa được tâm lý ngại ngần.

Theo cam kết hội nhập, đã có những nhà đầu tư nước ngoài thành lập NH 100% vốn ngoại ở Việt Nam thì đó là hướng mở đáng suy nghĩ khi chúng ta vật vã với quá trình tái cơ cấu NH với rất nhiều tổ chức yếu kém trong khi nguồn lực lại có hạn.

Theo các chuyên gia, việc mở cho "cá nhân nước ngoài nhập cảnh được mua nhà" hoặc "bán cả một con đường" chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam nhưng là việc cần làm vì phù hợp với nhu cầu thực tế và là chuyện bình thường trên thế giới.

So sánh với thực tế đã thành công trên thị trường chứng khoán cho thấy, là một thị trường cao cấp, quan trọng đối với nền kinh tế, thậm chí mức độ phức tạp và hội nhập còn cao hơn nhưng chứng khoán đã thành công trong việc chủ động mở cửa đón luồng sinh khí mới - vốn ngoại vào thị trường.

Hiện trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cả cá nhân và tổ chức đầu tư theo một luật chơi chung. Chính phủ cũng đang xem xét xuất nới room cho nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam từ 49% lên mức 60%, tạo điều kiện cho nhà đầu tư ngoại tham gia sâu hơn vào các DN Việt Nam.

Vốn ngoại luôn được cân nhắc mỗi khi chứng khoán khó khăn hay tính toán cho một bước phát triển mới. Và thực tế, việc này không chỉ mang thêm sinh khí cho chứng khoán và còn được kỳ vọng là nguồn lực quan trọng trong quá trình CPH các DNNN hay tái cơ cấu của các DN Việt Nam. Vốn ngoại đang trở thành một chỉ báo quan trọng cho thị trường này.

Kinh nghiệm từ những câu chuyện làm ôtô hay kêu gọi đầu tư công nghiệp hỗ trợ cho thấy, việc xây dựng chính sách nhất là hướng đến thu hút vôn đầu tư nước ngoài cần có, chính sách đột phá, cam kết ổn định dài hạn hơn là ngại ngần hạn chế rồi nới dần... để không đánh mất sự hào hứng của nhà đầu tư và cơ hội của mình. Và thực tế cũng cho thấy, đã có những thành công khi chúng ta vượt qua ngại ngần, giải tỏa áp lực của chính mình vươn theo xu hướng và luật chơi chung của quốc tế.

Hà Minh