Lượng bán ra nhỏ giọt, giá cao và đồng đều tại tất cả các hãng bay khiến khách hàng có nhu cầu mua vé phải chấp nhận bỏ tiền gấp 3 để có thể về quê ăn Tết.

Mở bán từ rất sớm nhưng với mức giá (đã bao gồm thuế và phí) trên 3 triệu đồng/chặng, đồng đều với tất cả các hãng bay, khách Việt hầu như không còn lựa chọn nào ngoài việc bỏ số tiền gấp 3 bình thường để có vé về quê ăn Tết. Theo đó, với cả Vietnam Airlines, Vietjet Air và Jetstar Pacific, hãng không có vé máy bay siêu tiết kiệm xuôi chiều cho thời điểm từ 23/12 âm lịch, mà chỉ còn hạng thương gia hoặc phổ thông.

Giá vé hạng phổ thông (chưa tính phí) giữa hàng không truyền thống và giá rẻ hiện khá tương đồng, dao động từ mức 2,2 đến gần 2,9 triệu đồng cho chặng Sài Gòn - Hà Nội.

Ở hạng thương gia, vé của Vietnam Airlines có mức cao vượt trội, khoảng 5 triệu đồng/vé, còn các hãng khác là từ 3,2 đến 3,5 triệu đồng/chặng. Như vậy, vé máy bay Tết của Vietnam Airlines cao hơn ngày thường khoảng 1,5 lần, trong khi với các hãng giá rẻ thì mức tăng đã lên tới 3 lần.

{keywords}

Theo nhiều cư dân mạng, nếu kiên nhẫn chờ, vé sát Tết có thể sẽ giảm từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng so với thời điểm đầu mở bán. Tuy nhiên, mua vé lúc này sẽ khó gom được số lượng lớn trong cùng một chuyến.


Tuy nhiên, nếu như khách hàng có thể mua không hạn chế số lượng vé các chặng của Vietjet Air và Jetstar thì với Vietnam Airlines, chỉ 5 vé phổ thông được xuất trong mỗi giờ bay, trong khi hạng thương gia lại không giới hạn số vé. Điều này dẫn đến việc vé giờ vàng của Vietnam Airlines thường xuyên trong tình trạng hết hàng.

Khác với những năm trước, khách Việt muốn tiết kiệm chi phí vé máy bay bằng cách bay vòng qua một nước thứ hai thay vì bay thẳng hiện không thể chọn được mức giá hợp lý. Hầu hết các chặng bay đến và đi Việt Nam trong khoảng thời gian Tết Âm lịch đều không được áp dụng khuyến mãi, và mức giá chưa có phí đối với cách bay vòng này thậm chí còn cao hơn 20 - 50% so với vé trong nước.

Theo lãnh đạo của một hãng hàng không giá rẻ, việc giá vé máy bay giữ ở mức cao trong vài năm gần đây và ngày càng đồng đều giữa các hãng là nhằm bù lỗ bay lệch đầu.

"Thực ra vẫn có sự khác biệt nhỏ giữa mức giá vé của hãng hàng không truyền thống và giá rẻ, nhưng không còn nhiều như trước. Nếu như nhu cầu bay xuôi chiều bao giờ cũng rất lớn thì hãng ngày càng phải bù lỗ nhiều hơn cho các chuyến bay lệch đầu. Đôi khi, một chuyến bay lệch đầu chỉ có tổ lái, nhưng chi phí mà hãng phải chịu không chênh lệch so với một chuyến bay đủ khách", vị này cho biết.

Ngoài việc san sẻ một phần chi phí xăng dầu giữa các chuyến bay xuôi và lệch đầu, nhiều hãng hàng không cũng kỳ vọng đợt nghỉ tết kéo dài 9 ngày sẽ khiến lượng khách du lịch tăng hơn trong năm nay. "Ngày càng có nhiều khách tận dụng thời điểm Tết để đi du lịch trong nước và quốc tế, nên giá vé máy bay của các hãng bay nội địa cũng sẽ được điều chỉnh để cạnh tranh với các hãng hàng không nước ngoài.

Với những mức giá 'tượng trưng' vài nghìn hoặc vài chục nghìn, chúng tôi mong có thể lấp chỗ trống càng nhiều càng tốt trên những chuyến bay thấp điểm, lệch đầu vào thời gian Tết", đại diện một hãng hàng không nội địa chia sẻ.

Trong khi đó, với chiến lược thu hút hành khách đi tàu, Tổng công ty đường sắt Việt Nam cho biết, giá vé tàu Tết Ất Mùi sẽ giảm đến 17% so với giá vé hiện hành. Như vậy, vé tàu Tết năm nay có thể giảm đến 20% so với tết Giáp Ngọ - 2014.

(Theo Zing)