Nằm ở vị trí đất vàng của quận Thanh Xuân, từng được không ít dự án xung quanh mượn hình ảnh làm điểm nhấn cho mình, tuy nhiên dự án công viên hồ điều hoà Nhân Chính lại có số phận khá hẩm hiu. Sau bao nhiêu lần đổi chủ, tới nay dự án vẫn đang nằm bất động.

Đất vàng long lanh

Đến nay có lẽ khó có khu đất nào đẹp hơn 13,23 ha được quy hoạch xây dựng công viên hồ điều hòa Nhân Chính, dự án được đánh giá nằm ở vị trí "đất vàng," mặt tiền giáp với đường Hoàng Minh Giám, giao cắt giữa quận Thanh Xuân và quận Cầu Giấy. 

Đây được xác định là công viên rất quan trọng trong tạo cảnh quan cho khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất Hà Nội, phục vụ nhu cầu thư giãn, giải trí của hàng vạn cư dân. Khi hoàn thành và đi vào hoạt động, công viên sẽ trở thành lá phổi mới nữa của Thủ đô, góp phần cải thiện môi trường và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Được biết, dự án có tổng vốn đầu tư 2.596 tỷ, trong đó phần vốn xây dựng các công trình công cộng và GPMB khoảng 150 tỷ. Công ty CP Tập đoàn Vina Megastar (thuộc Tập đoàn Megastar) được UBND Thành phố giao là chủ đầu tư dự án vào năm 2008, đến năm 2011 Thành phố cũng đã phê duyệt quy hoạch 1/500 dự án này.

{keywords}
Dự án được quảng cáo cách đây không lâu.

Theo đó, tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch là 132.356m2 bao gồm: phần thứ nhất là công trình ngầm 5 tầng xây dựng trên diện tích khoảng 3,5ha phục vụ vui chơi giải trí dịch vụ thương mại; phần thứ hai là công viên và công trình vui chơi giải trí dịch vụ công cộng trên mặt đất.

Trái với vẻ hoành tráng trên giấy, thì tới nay Dự án Công viên Hồ điều hòa Nhân Chính vẫn chỉ là bãi đất trống, tường rào bao quanh. Từ đầu năm 2014 đến nay, Dự án Công viên hồ điều hòa Nhân Chính xuất hiện nhiều bãi trông giữ xe và sân bóng đá mini cho thuê.

Số phận long đong

Chủ đầu tư dự án là Công ty Vina Megastar đã nhiều lần rậm rịch khởi công tuy nhiên năm năm qua, đơn vị mới chỉ xây dựng được một hàng tường bao phía đường Hoàng Minh Giám, còn lại chưa triển khai xây dựng thêm được hạng mục nào. Sau khi chủ tịch công ty này bị bắt, dự án “đóng băng”, đây là dấu chấm hết cho Megastar không còn đủ khả năng đầu tư tiếp tục vào dự án này.

Đầu năm 2013, UBND thành phố Hà Nội đã chính thức thu hồi dự án từ Vina Megastar với lý do đơn vị này không chịu triển khai dự án.

{keywords}
Công viên vẫn là bãi đất trống

Ngày 13/5/2013, Ocean Group đã có văn bản gửi Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo, bày tỏ muốn đầu tư dự án thay cho Megastar. Ocean Group cho biết, Tập đoàn Đại Dương và liên danh Công ty CP Đầu tư và Thương mại Thăng Long (Ocean Group nắm 70%) và Vinaconex đang hoàn thiện các thủ tục để triển khai dự án StarCity Centre, đề xuất Thành phố giao làm chủ đầu tư dự án này.

Đồng thời cho phép tiếp quản việc thực hiện các thủ tục từ Megastar như điều chỉnh lại quy hoạch tổng mặt bằng,…Nếu được chấp thuận, Ocean Group dự kiến sẽ khởi công vào 10/10/2013. 

Tuy nhiên, chưa được chấp thuận thì một lần nữa ông chủ của Ocean cũng đã vướng vòng lao lý do các hoạt động kinh doanh. Tuy không liên quan tới dự án nhưng dường như khả năng Ocean Group đầu tư vào công viên là không thể.

Sau khi chủ đầu tư Megastar và Ocean Group “gãy cánh”, dự án công viên được sử dụng tạm thời vào mục đích cho thuê làm sân bóng chỗ đỗ xe để tránh tình trạng đất vàng bỏ hoang lãng phí. Gần đây nhất, Hà Nội đã có động thái tái khởi động dự án bằng việc công bố sẽ khởi công vào quý 3/2015 theo hình thức BT.

Có thể n nói, dự án công viên quy mô lớn của Hà Nội có số phận khá long đong. Người dân thủ đô đang chờ một chủ đầu tư mới thực sự có đủ khả năng. Còn các dự án bên cạnh cũng đang nóng lòng vì đây là một trong những tiện ích gia tăng thêm giá trị BĐS của mình.

{keywords}
Trong khi các dự án xung quanh đi vào hoạt động khá lâu thì công viên vẫn im lìm

{keywords}
Cỏ hoang mọc um tùm bên tường rào 

{keywords}
Một phần dự án trở thành bãi trông xe

{keywords}
Biển quảng cáo trông xe

{keywords}
Sân bóng mini

{keywords}
Bãi rửa xe

{keywords}
Hình ảnh nhà sập xệ 

{keywords}
Bên ngoài công viên thành bãi rác thải

{keywords}
Đường lầy lội bên cạnh dự án

Duy Anh