Trong một bài báo đăng tải trên tờ Joongang (Hàn Quốc), đơn vị truyền thông của Quỹ đầu tư Qatar (QIA) đã bác bỏ việc mua lại toà nhà Keangnam tại Hà Nội và cho rằng, mọi thông tin đưa ra đều là giả mạo. Sự việc này gây xôn xao không chỉ ở Hàn Quốc mà cả Việt Nam khi công ty Keangnam đang đối mặt với nhiều vụ bê bối lớn.

“QIA không nỗ lực mua tòa nhà Keangnam Landmark ở Hà Nội, Việt Nam. Mọi thông tin đều sai và chúng tôi phủ nhận”, đại diện của QIA cho hay.

Trước đó, có thông tin Giám đốc chi nhánh tại New York (Mỹ) của công ty bất động sản Colliers International, đã giả bức thư, chữ ký để lừa lãnh đạo Tập đoàn Keangnam rằng QIA quan tâm và muốn mua tòa nhà Keangnam.

{keywords}
Vụ mua bán 800 triệu USD la giả mạo.

Ngày 15/6, lãnh đạo Tập đoàn Keangnam đã chính thức đệ đơn lên Tòa án quận ở Seoul để kiện ông Bahn về hành vi thiếu minh bạch trong vụ mua bán toà nhà Keangnam và không đưa ra các bằng chứng để chứng minh hợp pháp khi phía tập đoàn Keangam biết được thương vụ này là giả mạo.

Trước đó, để giải quyết vấn đề nợ nần, tập đoàn Keangnam đã giao cho doanh nhân gốc Hàn ở Colliers International thực hiện do có nhiều mối quan hệ. Và doanh nhân này đã rình tài liệu cho thấy QIA sẽ mua tòa nhà này và phía Keangnam cũng trao tài liệu để xúc tiến thương vụ mua bán.

Đại diện của Keangnam đã tỏ ra bất bình khi chia sẻ với tờ Joongang: “Chúng tôi đã rất tin tưởng thương vụ chuyển nhượng này diễn ra tốt đẹp nhưng mọi thứ đều là giả mạo. Chúng tôi sẽ thực hiện các thủ tục pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình.”

Trước đó, ngày 13/5, tờ Korea Herald của Hàn Quốc thông tin rằng QIA mua tòa nhà Keangnam với giá 800 triệu USD

Trả lời báo chí, đại diện truyền thông của Keangnam Vina cho biết, trước thông tin Quỹ Qatar mua lại tòa nhà này giá 800 triệu USD chỉ là lừa đảo, về phía Keangnam chưa có phát ngôn nào tại thời điểm này.

Duy Anh