Xếp hàng, lấy ghế làm bàn, tự phục vụ, chờ chực gần 30 phút... gần như là điều hiếm thấy ở TP HCM, tuy nhiên, các quán có phong cách này vẫn rất đông khách.

{keywords}

Chè ba màu Nguyễn Phi Khanh - Trần Quang Khải chuyên bán chè đậu xanh đánh, chè đậu đen, đậu ván, bánh lọt nước cốt dừa và sương sa hạt lựu... Chỉ bán các món truyền thống nhưng xe chè luôn đông khách. Nhiều người chờ, nhưng ông chủ hàng luôn chỉ múc từ tốn, mặt đăm chiêu. Thỉnh thoảng lại "than thở: "Nhiều người cứ bảo chè tôi ngon, nhưng tôi chẳng thấy ngon".

{keywords}

Bánh tráng trộn chú Viên đường Nguyễn Thượng Hiền gọi là quán bánh tráng trộn ngon nhất nhì Sài thành. Gánh hàng đã áp dụng việc phát số thứ tự vì quá đông khách.

{keywords}

Bánh mì thịt nướng hẻm 307 Nguyễn Trãi: Khi xếp hàng, bạn không được giục giã hay cằn nhằn mà chỉ im lặng chờ. Nếu làm ngược lại, bạn sẽ nhận được ánh mắt khó chịu của người bán và các thực khách khác.

{keywords}

Bánh canh 60 phút đường Nguyễn phi Khanh: Phục vụ nhiệt tình, vui vẻ, tuy nhiên, quán chỉ mở cửa bán mỗi ngày 1 tiếng (từ 15-16h) nên bị nhiều thực khách gắn mác chảnh. Quán chỉ bán bánh canh giò heo. Gia vị và cách chế biến không thật sự có điểm nhấn, song khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được nét riêng của món ăn.

{keywords}

Bánh đúc Phan Đăng Lưu nổi tiếng chảnh vì khách đến quán không chỉ không được chào hỏi mà còn phải tự kiếm chỗ, lấy ghế làm bàn, chờ khoảng 20-30 phút mới được ăn. Song mỗi khi thèm, người ta chỉ muốn ghé đến để thưởng thức.

{keywords}

Bún riêu công viên Văn Lang: Chỉ đơn giản vài cái bàn, hơn chục cái ghế đặt sát lề đường, khách đến quán tự tìm chỗ, tự thân vận động, chờ vài chục phút... song quán bún riêu gần công viên Văn Lang chưa bao giờ vắng khách, và cũng hiếm có vị khách nào tới đây chỉ ăn một tô.

{keywords}

Xôi cade trên đường Trần Phú từ lâu được biết đến với hai danh hiệu “xe xôi cade ngon nhất và chảnh nhất Sài Gòn”. Hai danh xưng này xuất phát từ chất lượng của món xôi bán tại đây và việc ông chủ quán nhiều khi nghỉ bán đi du lịch không báo trước, khiến khách đến mua phải hậm hực quay về.


(Theo Zing)